Pháp - Ý lại căng thẳng vì một người di cư

Ngày càng nhiều người di cư ở Bardonecchia chọn giải pháp vượt qua dãy núi Alpes phủ tuyết để sang Pháp từ Ý.
Ngày càng nhiều người di cư ở Bardonecchia chọn giải pháp vượt qua dãy núi Alpes phủ tuyết để sang Pháp từ Ý.
TP - Quan hệ Pháp - Ý lại trở nên căng thẳng từ khi một nhóm cảnh sát Pháp vượt biên giới sang lãnh thổ Ý và buộc một người di cư xét nghiệm nước tiểu để phát hiện ma túy.

Nhóm cảnh sát vùng biên có vũ trang của Pháp đã “đột kích” một phòng khám dành cho người di cư ở Turin ngày 30/3 và buộc một người Nigeria phải xét nghiệm nước tiểu. Hành động này đã khiến chính quyền Ý tức giận. Các chính trị gia Ý đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Rome Chritian Massert tới để làm rõ vụ việc này, cụ thể là 5 cảnh sát Pháp đã vượt biên giới để buộc một người di cư người Nigeria thử nước tiểu.

Theo phía Pháp, nước này có quyền làm điều đó tại nhà ga xe lửa Bardonecchia, thành phố Turin theo thỏa thuận 1990. Tuy nhiên, phía Ý cho rằng, việc các cán bộ hải quan Pháp đã sử dụng một phòng khám tại nhà ga xe lửa tại Turin làm nơi xét nghiệm nước tiểu là vượt quá giới hạn của mình. Họ cho biết, hai bên sẽ có các cuộc thảo luận dự kiến diễn ra tại Turin vào ngày 16/4.

Do vấn đề này liên quan đến nhân quyền và dưới sự tác động của tổ chức hỗ trợ nhân quyền Rainbow4Africa tại địa phương, đơn vị điều hành  phòng khám đó, nên họ yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc này.

Theo phía cơ quan chức năng Ý, phòng khám này do chính quyền địa phương và tổ chức Rainbow4 Africa điều hành nhằm ngăn chặn những người di cư mạo hiểm vượt biên. Phòng khám nằm cách biên giới Ý khoảng 800m.

Rainbow4Africa cảnh báo rằng, những gì mà cảnh sát Pháp đã làm đối với phòng khám vừa qua được gọi là một “cuộc đột kích”. Tổ chức này tuyên bố: “Các cảnh sát biên phòng người Pháp được trang bị vũ trang đã đột kích phòng khám đang hoạt động tại  nhà ga Bardonecchia, ép buộc một người di cư phải xét nghiệm nước tiểu và còn hăm dọa bác sĩ, những người hòa giải và luật sư”.

Rainbow4Africa cho rằng, nhóm cảnh sát Pháp này đã “can thiệp nghiêm trọng” vào công việc của một tổ chức phi chính phủ. Họ cho rằng, Pháp nên thay đổi chính sách nghiêm ngặt của mình trong việc từ chối người di cư.

 Chính phủ Pháp tuyên bố, những cảnh sát này đã xin phép để vào khu vực và được phép vào. Họ nói thêm rằng, những cảnh sát này đã lên chuyến tàu đi từ Pháp sang Ý vì họ nghi ngờ một hành khách Nigeria đang mang theo ma túy. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau đó là âm tính.

Một tình nguyện viên chứng kiến vụ việc cho biết,  người Nigeria bị bắt buộc xét nghiệm nước tiểu có giấy tờ tùy thân của Ý và vé tàu hỏa Paris-Naples của anh ấy là hợp lệ.

Bộ Ngân sách Pháp cho rằng, những cảnh sát biên giới của họ đã yêu cầu được sử dụng phòng khám tại nhà ga là nhằm tôn trọng nhân quyền của hành khách đi tàu.

Theo Bộ Ngoại giao Ý, họ đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Ý để phản đối về hành vi “không được chấp nhận” của các nhân viên biên giới của Pháp, đồng thời cảnh báo rằng, vụ việc đã khiến cho hợp tác biên giới giữa hai nước trở nên xấu đi. 

Thị trưởng  của Bardonecchia, ông Francesco Avato, cho rằng, các  nhóm tuần tra biên giới của Pháp không có quyền đột nhập phòng khám trên đất Ý, nơi nó hoạt động như là một không gian trung lập nhằm thuyết phục người di cư không vượt biên.

Trong bốn năm qua, Ý tiếp nhận khoảng 600.000 người di cư, nhưng Ý chỉ là khu vực trung chuyển của họ để tiếp tục mạo hiểm vượt dãy núi Alpes sang Pháp và Áo. Gần đây, các nhân viên tuần tra biên giới Pháp và Áo tăng cường kiểm tra dọc theo biên giới phía bắc nước Ý để ngăn người nhập cư vào nước họ bằng tàu hỏa, xe tải hoặc thậm chí đi bộ qua những ngọn núi trắng tuyết phủ. Việc vượt biên bằng cách vượt dãy núi Alpes lạnh giá phủ đầy tuyết là  rất nguy hiểm nhưng ngày càng nhiều người di cư chọn giải pháp này.

Theo Theo Sky news
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).