Phán quyết của Tòa trọng tài: Có thể có lợi về trung và dài hạn

Ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập ngày 3/6 cho thấy Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực tranh chấp trên biển Đông. Ảnh: CSIS-AMTI
Ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập ngày 3/6 cho thấy Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực tranh chấp trên biển Đông. Ảnh: CSIS-AMTI
TP - Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc có thể có lợi về trung và dài hạn để giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tọa đàm về tình hình biển Đông và phán quyết của Tòa trọng tài. Buổi tọa đàm nhằm trao đổi về tình hình thực địa trên biển Đông và các nội dung phán quyết của Tòa trọng tài thường trực được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để nâng cao nhận thức, cung cấp thêm thông tin, thảo luận, qua đó các nhà sử học có nghiên cứu, đề xuất để đóng góp, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về tuyên truyền, giáo dục cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh trên biển Đông.

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý trình bày khái niệm pháp lý về tranh chấp và các loại tranh chấp trên biển Đông theo luật pháp quốc tế. Đồng thời, cung cấp tình hình thực địa trên biển Đông cũng như các nội dung phán quyết của Tòa trọng tài để các nhà sử học vận dụng vào Việt Nam cùng với các quan niệm, góc nhìn khác nhau, thấy Việt Nam có những lợi thế và thách thức, thuận lợi cũng như khó khăn trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao, nhấn mạnh, trên phương diện pháp lý, vụ kiện làm sáng tỏ những vấn đề Trung Quốc thực hiện trên thực địa trong 3 năm qua, làm thay đổi nguyên trạng biển Đông. Vụ kiện này còn là nền tảng quan trọng và lâu dài để các bên tìm giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Vụ kiện cũng cho thấy bản chất vấn đề biển Đông không chỉ thuần túy là tranh chấp lãnh thổ hay an ninh khu vực mà là vấn đề quản trị toàn cầu liên quan các nước lớn cũng như các vấn đề liên quan trật tự, luật pháp quốc tế. Đặc biệt, phán quyết của Tòa trọng tài góp phần quan trọng cung cấp cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam những lập luận sắc bén bảo vệ chủ quyền trên biển Đông trong bối cảnh mới.

Theo ông Trần Việt Thái, vấn đề biển Đông hiện mới chỉ là giai đoạn quản lý xung đột và xây dựng lòng tin, chưa đi đến giai đoạn phân định quyền và cũng chưa đi đến giai đoạn tìm kiếm giải pháp cuối cùng một cách tổng thể. Do vậy, phán quyết của Tòa trọng tài có thể có lợi về trung và dài hạn để giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Làm rõ quy chế pháp lý của đảo, đá ở biển Đông

“Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn biển Đông” là chủ đề của Hội thảo quốc tế do Đại học Phạm Văn Đồng và Đại học Nha Trang đồng tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 16 đến 18/8. Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở pháp lý, lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phán quyết của Tòa trọng tài có tác động thế nào đối với việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông, vai trò của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp đó bằng biện pháp hòa bình.

Hội thảo sẽ có 3 phiên thảo luận trong ngày 17/8 về 3 vấn đề: Quy chế pháp lý của đảo và đá trong luật pháp quốc tế; Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Sáng 18/8, các đại biểu dự Hội thảo sẽ thăm Bảo tàng Hải dương học Nha Trang, thăm Cảng quốc tế Cam Ranh và nghe thuyết trình về cảng này. Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội thảo, triển lãm “Những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” sẽ được trưng bày tại sảnh lớn của khách sạn InterContinental (nơi diễn ra Hội thảo) và tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang.

Tham dự Hội thảo có gần 100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có kiến thức chuyên sâu về luật biển quốc tế, quan tâm tình hình biển Đông hiện nay, như: GS Carlyle Thayer - Học viện Quốc phòng Úc; GS Erik Franckx -thành viên Tòa trọng tài thường trực, Trưởng Khoa Luật quốc tế và châu Âu, Đại học Vrije Universiteit, Bỉ; GS Koichi Sato - Đại học J. F. Oberlin, Nhật Bản; GS Dmitri Valentinovich Mosyakov – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương, Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm khoa học Nga; Đại sứ Nguyễn Quý Bính - thành viên Tòa trọng tài thường trực, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc tại Geneva…

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.