Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Ảnh: L.N
Điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Ảnh: L.N
TP - PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới hiện nay đang điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, đáng nói là các bệnh nhân này đều để bệnh biến chứng nặng mới vào viện điều trị. 

Nguyên nhân là  do có sự chủ quan và chưa hiểu biết hết về các dấu hiệu bệnh, nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban.

Bác sĩ Cường chia sẻ, sốt xuất huyết là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không nhận biết cũng như có hướng xử lý điều trị đúng thì sốt xuất huyết có thể từ nhẹ, trở nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân có sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rác trên da, những ngày sau ban dày người nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Với người bị sốt xuất huyết nặng hơn thì dẫn đến hiện tượng trụy mạch, tay chân lạnh, xuất huyết nội tạng…

Đối với người lớn khi mắc sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Vì vậy, khi sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để được chẩn đoán sớm. Để phát bệnh nặng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây thoát huyết tương, trụy tim mạch.

Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban như sau: nếu là sốt xuất huyết thì ngày đầu người bệnh chưa  phát ban, thường thì ngày thứ 3-5 trở đi sẽ xuất hiện các nốt đỏ, da xung huyết với chấm li ti và đặc biệt không ngứa. Với bệnh sốt phát ban, trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các ban đỏ nhưng kèm ngứa và khi ấn tay vào, các nốt đỏ không biến mất.

TS Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng  khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân  quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy  là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Sốt xuất huyết là bệnh do virus truyền bệnh từ muỗi vằn, vì thế việc đầu tiên là phải phòng tránh muỗi đốt. Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ đọng nước như lọ hoa, nước vật dụng đọng nước trong nhà do đó cần vệ sinh nhà cửa diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy…Khi nằm ngủ phải mắc màn tránh muỗi đốt, nếu phải làm việc những nơi ẩm thấp nên mặc quần áo dài tay thoa kem chống côn trùng đốt.

Bs Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng  khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân  quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy  là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

MỚI - NÓNG