Phải xử lý nghiêm sai phạm về quản lý rượu

Hơn 200 hộ tại thôn Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giữ kinh nghiệm nấu rượu cũ, không đăng ký kinh doanh
Hơn 200 hộ tại thôn Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giữ kinh nghiệm nấu rượu cũ, không đăng ký kinh doanh
TP - Luật sư Lê Thanh Sơn, Công ty Luật Thanh Hoàng (Đoàn Luật sự Hà Nội) cho rằng, hệ thống văn bản pháp quy về quản lý rượu đã có khá đầy đủ. 

Cần phải xử lý nghiêm các sai phạm

Theo đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải ban hành văn bản hướng dẫn, biện pháp thi hành pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng năm; tổ chức việc thực hiện biện pháp tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công. UBND cấp huyện, xã phải rà soát, thống kê số lượng hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công, sản lượng rượu thủ công trên địa bàn; vận động, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ để các hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công chưa có giấy phép làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu theo quy định.

Theo luật sư Sơn, những vụ ngộ độc rượu thương tâm xảy ra chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém; cần có những hướng dẫn chi tiết để các lò rượu được đăng ký, được kiểm định chất lượng và có nhãn mác, xuất xứ đầy đủ. Cùng với đó, việc vi phạm nhãn mác phải xử lý thật nghiêm. Đội quản lý thị trường xử phạt, thậm chí công an cũng phải tham gia. Các địa phương vừa phải xử lý thật nghiêm vừa tuyên truyền, vận động phương pháp kinh doanh và sử dụng rượu cho đúng pháp luật. Nếu trên địa bàn có trường hợp sản xuất rượu kém chất lượng, người đứng đầu phải bị xử lý nặng, ông đề xuất.

“Còn người tiêu dùng không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ và rượu nấu thủ công không đúng quy trình, không được kiểm tra chất lượng. Người tiêu dùng quay mặt đi thì rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ không bán được và tự mất đi”, luật sư Sơn nói.

MỚI - NÓNG