Tại phiên giải trình sáng nay (không đến được trực tiếp), nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã gửi câu hỏi chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát về giải pháp để tăng giá trị xuất khẩu nông sản, đảm bào quyền lợi cho người nông dân: "Sau hơn 25 năm tiến hành đổi mới, ngành nông nghiệp của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu nhiều nhưng chủ yếu vẫn là xuất thô, giá trị thấp. Vậy Bộ trưởng và bộ NN&PTNT cần làm gì để tăng giá trị xuất khẩu nông sản, tăng thu nhập, bảo đảm quyền lợi cho người nông dân?"
Trả lời nguyên Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ngành nông nghiệp của nước ta ta tuy đạt tự nhiều thành tựu trong thời gian qua, nhưng cần có sự điều chỉnh và tái cơ cấu mạnh mẽ. Chúng ta phải thay đổi nhận thức làm nông nghiệp không chỉ để tiêu dùng trong nước mà phải là nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Phải khai thác lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với thế giới.
"Chúng ta không thể làm khoai Tây, lúa mì mà phải làm lúa, tôm, cà phê, cá Ba sa...bởi đó là thế mạnh của chúng ta. Đây cũng là bài học trong hơn 20 năm qua. Làm ít sản lượng nhưng giá trị phải cao. Nhà nước phải nghiên cứu, cùng với các tổ chức, cá nhân để tạo ra nhiều sản phẩm khoa học, chuyển giao cho nông dân công nghệ khoa học tiên tiến, có vậy người nông dân mới có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn", Bộ trưởng nói.
Riêng về lúa gạo, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tới đây sẽ phải tổ chức lại các khâu sản xuất, tiêu thụ để nông dân có đầu ra ổn định, có sự phân phối công bằng, có lợi hơn cho nông dân. "Hy vọng trong 5 năm sẽ chuyển biến rõ hơn", Bộ trưởng hy vọng.
Cũng theo ông Phát, chúng ta xuất nông sản thô nhiều nên thu nhập của người dân còn thấp. Gần đây Chính phủ đã có chính sách hỗn trợ nhưng mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh đó, cần chú trọng khâu bảo quản, chế biến, có chính sách hỗn trợ nông dân nhiều hơn, và nhiều DN phải tham gia vào chương trình này thì mới thành công, mới đem lại giá trị cao cho nông sản xuất khẩu.
Cũng liên quan đến nội dung này Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời ĐB Bùi Thị An về chiến lược phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, các giải pháp để ngăn chặn thương lái ăn chặn lợi nhuận của nông dân; giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này, nhưng cần có sự phối hợp đồng bộ, sự vào cuộc của các bộ ngành liên quan tốt hơn nữa.
Trả lời thêm một số nội dung liên quan, Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân cho biết, thuốc trừ sâu, phân bón giả...khá phức tạp. Công tác quản lý, kiểm tra, tra, giám sát chưa đáp ứng yêu cầu, luật còn có vướng mắc. "Thowi gian tới, bộ sẽ phối hợp để kiểm soát tốt hơn, nhưng cần có một hệ thống từ trung ương đến địa phương để kịp thời kiểm nghiệm, phát hiện sản phẩm vi phạm, có chế tài xử phạt nghiệm minh hơn"- ông Quân cho biết.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc chậm vì sao?
Chất vấn Bộ trưởng KHCN khu công nghệ cao Hòa Lạc về mục tiêu phục vụ ngành nông nghiệp là gì, ĐB Phùng Văn Hùng cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết tiến độ dự án đang bị chậm trễ vì sao? Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, từ năm 1999 đến nay khu công nghệ cao luôn bị chậm, do giải phóng mặt bằng chậm.
Đến nay mới có 2/3 diện tích được đền bù, nhưng trong tình trạng xôi đỗ. Tuy nhiên, giá đền bù đã vượt quá 6000 tỷ, gấp 3 lần dự toán ban đầu. Vì vậy, cần tìm giải pháp thúc đẩy nhanh hơn. Ngoài ra, công tác tái định cư cũng có khó khăn. Mục tiêu đặt tự ra là đến 2015 sẽ giải phóng mặt bằng xong, sau đó triển khai xây dựng tiếp.
"Nhưng với những dự án đã triển khai, dự kiến, trong năm nay có thể xuất khẩu khoảng 1 tỷ đô la từ khu công nghệ cao Hoà Lạc"- Bộ trưởng Quân cho biết.