Phải làm sao khi bé dị ứng sữa mẹ?

Phải làm sao khi bé dị ứng sữa mẹ?
TPO - Thưa bác sĩ, con em lúc 2 tháng uống thêm sữa ngoài nên bị đi cầu 19-20 lần/ngày, bé ra máu theo phân từng sợi, mỗi lần đi chỉ són một ít.

Em đưa bé đi khám, bác sĩ yêu cầu em kiêng thịt bò, gà, trứng, đồ biển và các sản phẩm liên quan đến sữa bò. Bảy ngày sau bé hết bệnh nhưng về nhà được hai tuần thì đi ngoài lại ra máu. Bác sĩ bảo con em có khả năng bị dị ứng sữa mẹ, yêu cầu cho ăn dặm thêm sữa ngoài. Từ lúc đó bé không bị lại triệu chứng cũ nhưng cháu “đi cầu” 1-2 lần/ngày, phân lỏng, nhầy, màu xanh. Bây giờ con em gần 5 tháng, em muốn cho con em ăn dặm nhưng hệ tiêu hóa của cháu như vậy, em không biết phải cho ăn thế nào. Thực sự bé nhà em bị bệnh gì, xin bác sĩ tư vấn giúp. (Đỗ Phan Thanh Thảo)

Trả lời:

Chào bạn!

Bé bị dị ứng sữa do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với những thành phần protein có trong sữa. Nguyên nhân của điều này chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng có thể do các yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm hoặc cho trẻ dùng các loại sữa ngoài có chứa đạm khó tiêu dẫn tới dị ứng.

Dị ứng sữa thường gặp trong giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi, gây các triệu chứng cấp như ói mửa, nổi ban đỏ, thở khò khè…, nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Lúc này bạn cần cho bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, phần lớn các bé sẽ có các biểu hiện chậm và nhẹ hơn như bứt rứt khó chịu, quấy khóc, nôn mửa, phân lẫn máu, biếng ăn, chậm lớn...

Một triệu chứng cần phân biệt với dị ứng sữa là sự bất dung nạp Lactose, trong đó, trẻ thường chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy nhưng không có máu do trẻ không tiêu hóa được đường Lactose trong sữa.

Nguyên tắc điều trị cho trẻ bị dị ứng sữa là giúp bé tránh các loại protein khó hấp thu, sử dụng các loại sữa, thực phẩm có chứa protein được thủy phân giúp dễ tiêu hóa (thường có trong các loại sữa công thức dành cho trẻ bị dị ứng sữa hoặc các loại đạm ít gây dị ứng như đạm đậu nành hoặc sữa từ gạo).

Phải làm sao khi bé dị ứng sữa mẹ? ảnh 1

Bé có thể dùng sữa mẹ nếu mẹ còn sữa, tuy nhiên, chế độ ăn của mẹ cần phải bỏ các thực phẩm chứa sữa và các loại thịt giàu đạm như bò, lợn vì các loại protein này có thể “đi qua” sữa mẹ.

Việc trẻ sử dụng sữa ngoài và “đi cầu” phân nhão, màu xanh lá cây đã có trong khuyến cáo của một số nhà sản xuất nên bạn không cần quá lo lắng.

Hiện tại, bé được 5 tháng tuổi, đã bắt đầu có thể ăn dặm bổ sung ngoài nguồn sữa mẹ. Trong thời gian đầu từ 5 đến 7 tháng, bạn chỉ được cho bé ăn dặm bột ngọt, không cho muối vào bột vì thận bé chưa thải được muối, gây suy thận cho bé. Về thành phần bột, ban đầu, bạn chỉ cho bé ăn ngũ cốc (gạo, khoai, sắn...) và các loại rau. Khi bé 8 tháng, bạn bắt đầu cho bé tập ăn bột mặn và tiếp xúc dần với nguồn protein động vật và thực vật như các sản phẩm từ đậu nành và các loại thịt trắng như lườn gà, thịt cá. Đây cũng là các loại thịt chứa ít chất béo bão hòa, giúp bé dễ tiêu hơn. Khi bé 10 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp. Nếu bé vẫn bị dị ứng với sữa hay các sản phẩm protein, bạn tiếp tục cho bé dùng các sản phẩm thay thế. Sau đó, cứ từ 3-6 tháng, bạn lại thử cho bé dùng lại một lần.

Để phòng dị ứng cho bé, bạn cần kiểm tra nhãn mác, thành phần trên các sản phẩm sử dụng cho con bạn. Ngoài ra, bạn cần khuyến cáo người nhà, người chăm sóc bé không cho bé ăn đồ lạ và chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để phòng cho bé. Bạn nên gặp bác sỹ để được cấp loại thuốc phù hợp.

Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn.

Bác sỹ Uông Thành

Đơn vị tư vấn chuyên môn:

Website: www.methongthai.vn

Email: tuvan@methongthai.vn

Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50

Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.