Phải kịp thời

0:00 / 0:00
0:00
TP - Gói an sinh lần thứ hai đang được Bộ Lao động Thương binh Xã hội xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần phải nhanh - đúng - trúng kịp thời đến tay người lao động, tổ chức, doanh nghiệp cần hỗ trợ trong đợt khó khăn đối phó với dịch bệnh Covid -19 lần này.

Với tổng tiền tính toán sơ bộ khoảng 27.000 tỷ đồng, so với gói hỗ trợ lần thứ nhất lên tới 62.000 tỷ, “gói an sinh 2” thực chất nhỏ, khiêm tốn hơn nhiều so với trước đó. Tuy nhiên, “soi” vào danh mục phân bổ sẽ thấy, khả năng thực thi và đối tượng thụ hưởng rất “sát sườn” với kỳ vọng, tiền sẽ đến nhanh, trúng và tận tay người gặp khó khăn.

Cụ thể, gói này dự kiến được “chia” theo các ô sau: từ người lao động phải dừng hợp đồng, nghỉ việc không lương, mất việc chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người, với tổng kinh phí khoảng 380 tỷ đồng; Hỗ trợ hộ kinh doanh phải tạm đóng cửa phòng dịch với mức 2 triệu đồng/hộ/tháng, tổng kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em phải cách ly y tế phòng dịch mức 80.000 đồng/trẻ em/ngày, tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.

Một đối tượng phải nhắc tới trong gói an sinh lần thú 2 này chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với gói vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người LĐ (tổng kinh phí trên 2.400 tỷ đồng); cho vay trả lương trong thời gian phục hồi sản xuất (tổng kinh phí trên 5.000 tỷ đồng). Trên thực tế, như phản ánh vừa qua, gói vay 16.000 tỷ dành cho hai đối tượng này tại Ngân hàng Chính sách xã hội được giải ngân với tỉ lệ cực thấp - chỉ có 245 chủ sử dụng lao động vay được với tổng số tiền là 41,82 tỷ đồng (chiếm 0,26% gói vay).

Về lí do, theo một đại diện ngân hàng chính sách, có phần vì một số chủ sử dụng lao động ngại vay bởi không muốn mang tiếng phải “mượn” gói vay hỗ trợ của Nhà nước; phần khác là các điều kiện vay khá chặt, đặc biệt hồ sơ phải chuẩn chỉ và đảm bảo tiền phải được đến đúng địa chỉ với người lao động. Dẫu vậy, nhìn trên tổng thể, như phản ánh của một số chủ lao động nhỏ, các quy định về chứng minh tài chính, báo cáo tài chính ngặt nghèo, khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận được. “Gói hỗ trợ khẩn cấp nhưng cuối cùng chúng ta lại đánh mất ý nghĩa - của chính sách này khi triển khai không hiệu quả. Ngoài điều kiện quá ngặt nghèo, việc xây dựng, sửa đổi các chính sách còn chậm trễ, khiến việc “cứu” DN không đúng thời điểm”, một đại diện doanh nghiệp nhỏ chia sẻ.

Việt Nam đang đi qua làn sóng COVID lần thứ 4 với nhiều gian truân. Trong gian khó, tinh thần tương thân, tương ái của người Việt luôn xuất hiện. Dù đứng từ vị trí “tổng chỉ huy” lo chống chọi với đại dịch, lo gánh vác các chỉ tiêu phát triển kinh tế..., Chính phủ vẫn luôn dành sự quan tâm đáng kể chăm lo đời sống người dân, người lao động và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Gói an sinh 1” trị giá gần 62.000 tỷ đồng chỉ giải ngân được hơn 22% sau 3 đợt sóng COVID - 19, chúng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về sự hỗ trợ. Hy vọng, gói an sinh 2, cơ chế giải ngân thông đồng, bén giọt sẽ đúng với tên gọi, là “gói an sinh chính sách”, kịp thời đến với doanh nghiệp khó khăn, người lao động nghèo, mất việc. K.H

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...