Palestines dừng nhận 1 triệu liều vắc-xin sắp hết hạn từ Israel

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều nước nghèo mới nhận được rất ít vắc-xin để tiêm cho người dân. (Ảnh: AP)
Nhiều nước nghèo mới nhận được rất ít vắc-xin để tiêm cho người dân. (Ảnh: AP)
TPO - Chính quyền Palestine vừa huỷ thoả thuận tiếp nhận 1 triệu liều vắc-xin COVID-19 từ Israel vì nói rằng số vắc-xin đó đã sắp hết hạn sử dụng.

Palestine nói rằng Israel bắt đầu chuyển cho họ số vắc-xin này đến Bờ Tây từ hôm qua, nhưng số hàng đó đã sắp hết hạn.

Các quan chức Palestine bị dư luận chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội sau khi đồng ý với thoả thuận này. Người Palestine cho rằng chính quyền đã chấp nhận số vắc-xin không đạt tiêu chuẩn và không hiệu quả.

Khi thông báo thoả thuận, Israel nói rằng số vắc-xin này “sẽ sớm hết hạn” nhưng không cho biết ngày nào.

Israel đã mở cửa trở lại hoàn toàn sau khi triển khai thành công chương trình tiêm chủng. Nhưng nước này cũng bị chỉ trích vì không chia sẻ vắc-xin với 4,5 triệu người Palestine đang sống ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Sự bất bình đẳng này diễn ra trên toàn cầu khi phần lớn vắc-xin chảy vào các nước giàu có. Khi khống chế dịch bệnh thành công, các nước giàu mới bắt đầu cam kết cung cấp cho những nước nghèo hơn đang bị tụt lại sau nhiều tháng.

Chính phủ mới nhậm chức của Israel nói rằng họ sẽ chuyển lô vắc-xin Pfizer sắp hết hạn, và chính quyền Palestine sẽ trả cho họ số lượng vắc-xin tương đương sau khi nhận được hàng từ nhà cung cấp vào tháng 9 hoặc tháng 10.

Khoảng 1,4 triệu liều vắc-xin có thể được trao đổi, chính phủ Israel thông báo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra cách hiệu quả để hợp tác vì lợi ích của người dân ở khu vực”, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid viết trên Twitter.

COGAT, cơ quan quân sự Israel chuyên điều phối các công việc dân sự ở vùng lãnh thổ chiếm đóng, cho biết họ đã chuyển 100.000 liều vắc-xin đầu tiên đến Bờ Tây hôm 18/6.

Nhưng người Palestine nói khác, rằng Pfizer đã gợi ý Palestine và Israel đổi cho nhau để đẩy nhanh việc giao 4 triệu liều vắc-xin mà Palestine đã trả tiền theo thoả thuận ký với hãng dược này.

“Đây không phải thoả thuận với Israel mà với công ty Pfizer”, Bộ trưởng Y tế Mai Alkaila nói với hãng tin Wafa.

Israel đã triển khai một trong những chương trình tiêm chủng thành công nhất thế giới, cho phép nước này mở cửa lại hoàn toàn các trường học và hoạt động kinh doanh. Tuần này, giới chức Israel bỏ quy định phải đeo khẩu trang nơi công cộng.

Theo AP
MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.