Ông Văn Hữu Chiến: 'Biết thế không nên lên chức Phó chủ tịch Đà Nẵng'

Bị cáo Văn Hữu Chiến tại tòa án Hà Nội.
Bị cáo Văn Hữu Chiến tại tòa án Hà Nội.
TPO - Bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng mình ký các văn bản liên quan việc bán đất cho Phan Văn Anh Vũ theo sự phân công và không hề vụ lợi. Ông Chiến nói từng không muốn lên chức Phó chủ tịch Đà Nẵng và giờ cũng đã nhận ra, không nên lên chức là đúng...

Chiều 7/1, TAND TP Hà Nội lắng nghe phần tự bào chữa của các bị cáo trong vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” gây thiệt hại hơn 22.047 tỷ đồng xảy ra tại TP Đà Nẵng.

Mở đầu, bị cáo Văn Hữu Chiến – nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mong tòa xem xét bối cảnh phạm tội Đà Nẵng là địa phương khó khăn nhưng được giao đến năm 2020 phải là thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất khó. “Từ một thành phố có 1 bến phà đến 10 cây cầu như vậy lấy tiền đâu ra? Các bị cáo lao đầu vào làm việc say xưa để có thành quả như vậy. Đất từ vài triệu/m2 đến giờ vài trăm triệu/m2 mà lấy giá bây giờ tính thiệt hại cho chúng tôi” – ông Chiến nói.

Trước đó, ông Văn Hữu Chiến bị quy kết phạm các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Kiểm sát viên đã đề nghị phạt ông Chiến từ 18 – 20 năm tù; liên đới bồi thường tại một số bất động sản bị thất thoát.

Tự bào chữa, bị cáo Chiến khẳng định khi làm Phó chủ tịch Đà Nẵng đã làm đúng quy định, chủ trương và việc bán nhà, thu tiền sử dụng đất hoặc giao dự án đều do Chủ tịch quyết định, tôi không quyết định việc này.

“Viện kiểm sát cũng thừa nhận tôi không nhận bất cứ lợi ích nào từ Phan Văn Anh Vũ; tôi không quen biết, bàn bạc gì với Vũ, cái này hồ sơ vụ án rất rõ. Có quy kết tôi có một số việc không đúng, về tội danh không khách quan, không đúng việc tôi làm vì Phó chủ tịch chỉ giúp việc. Thậm chí tôi chưa ký văn bản, cấp dưới đã thu tiền rồi chứng tỏ quyết định của tôi chỉ mang tính hình thức” – ông Chiến nói.

Về việc giao 29ha tại Dự án Đa Phước cho Phan Văn Anh Vũ (bị quy kết gây thiệt hại 11.200 tỷ đồng), bị cáo khẳng định cả hệ thống chính trị Đà Nẵng tham gia dự án này. “Chủ tịch nói đất này không sạch, giao cho Cty 79 của Vũ để thực hiện dự án, liên doanh với nước ngoài theo giá thỏa thuận ban đầu. Theo phân công, tôi ký thay để hoàn thành hồ sơ này”

Ông Văn Hữu Chiến cũng không đồng ý với luận tội của kiểm sát viên khi quy kết mình là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2011. Bị cáo này nói: “Tôi không ký tắt hay bút phê gì cả hoặc làm bất cứ việc gì sai nguyên tắc, tôi làm theo quy chế quy định. Tôi và anh Minh không bàn bạc gì và anh Minh cũng không chỉ đạo tôi làm việc này việc kia. Không thể quy kết tôi là đồng phạm giúp sức, tôi chỉ ký thay cho Chủ tịch”.

Về dự án số 16 Bạch Đằng, bị cáo Chiến nói khu đất được giao cho Vũ khi ông lên làm Chủ tịch UBND và đã quyết định đấu giá nhưng có văn bản 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an xin nhà 16 Bạch Đằng để phát triển tiềm lực công an.

Ông Chiến phân trần: “Tôi phân vân, chuyển cho các cấp họp... và sau đó Sở TN&MT có báo cáo đề nghị cho thuê 50 năm, trả tiền một lần. Tôi có xin ý kiến của Bí thư, Chủ tịch HĐND cũng đồng ý. Tôi đưa ra giao ban, bàn thảo để cân nhắc Luật Đất đai và Luật Công an nhân dân. Luật công an quy định mọi tổ chức, cá nhân đều phải giúp lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đó, tôi là Chủ tịch, tôi nghĩ không nên đặt các vấn đề khác lên trên lợi ích an ninh quốc gia... Đồng chí Bộ trưởng đề nghị chuyển nhượng cho Cty bình phong của công an nhưng chúng tôi chỉ cho thuê. Còn quyết định giá, làm giá thế nào thì đồng chí Chủ tịch kế nhiệm tôi quyết định, tôi không biết”.

Ông Chiến cho biết thêm, mình có mẹ đã nuôi bộ đội trong thời kỳ chống Mỹ: “Sau trúng bom, mẹ tôi mất, 2 anh tôi cũng mất nên tôi được tập kết ra Bắc, đi học ở Liên Xô về cầu đường... Anh em bảo tôi lên làm Phó chủ tịch nhưng tôi chỉ mong làm việc trong ngành giao thông. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức giờ còn sống bảo tôi lên nhưng tôi không muốn, sau vẫn lên (Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng). Lên mà phức tạp thế này tôi thấy không lên là đúng”.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.