Ông Phạm Sỹ Liêm: Người ta ra giá muốn lên 1 tầng, nộp 25.000 USD

“Tôi nghe ở thành phố nọ, người ta xướng lên cái giá và cấp phép cho từng ấy, nếu anh muốn lên 1 tầng thì xin mời anh thêm 25.000 USD", TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN đưa thông tin 'sốc'.

Sáng 13/12 tại Hà Nội diễn ra chương trình “Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng”.

Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị”, là việc sửa đổi Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng theo hướng: Bổ sung đối tượng được miễn giấy phép xây dựng bao gồm các công trình thuộc dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, đã được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế xây dựng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư; một số công trình quy mô nhỏ khác.

Ông Phạm Sỹ Liêm: Người ta ra giá muốn lên 1 tầng, nộp 25.000 USD ảnh 1

Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết: “Nói rằng nhà đơn giản không cần kiểm tra hay quan tâm lắm về vấn đề chất lượng là không phải. Bây giờ những nhà này mình miễn giấy phép thì chỉ lợi cho cai thầu, lợi cho dân chứ không phải lợi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào lại loanh quanh xây mấy cái nhà hai tầng, rẻ tiền đấy! Đừng có nghĩ rằng hễ cứ đơn giản là miễn giấy phép. Sinh sự là ở đấy”.

Theo ông Liêm, vấn đề chỉ là quy định giấy phép do ai cấp để cho đơn giản và nhanh chóng, chứ “giấy phép xây dựng đối với các công trình đó không phải là vô dụng để chúng ta có thể bỏ đi dễ dàng”.

Muốn lên một tầng, chỉ cần nộp 25.000 USD

Liên quan đến việc cấp phép xây dựng, ông Liêm cho hay, hiện nay chúng ta chỉ có quy định cấp giấy phép mà không có quy định kiểm tra việc thực hiện giấy phép.

Cụ thể, công tác kiểm tra không hề có nên việc vi phạm giấy phép rất phổ biến. Khi nào có người dân hoặc báo chí phát hiện thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, thậm chí nếu muốn có thể nâng lên mấy tầng tùy ý khi đã được "bôi trơn". 

“Tôi nghe ở thành phố nọ, người ta xướng lên một cái giá và cấp phép cho từng ấy, nhưng nếu anh muốn lên 1 tầng thì xin mời anh thêm 25.000 USD. Như một tập đoàn vi phạm pháp luật, nhưng tiền bị phạt còn rẻ hơn tiền đi bôi trơn. Đấy, chuyện trong xã hội chúng ta phải biết và pháp luật phải ngăn chặn chuyện như vậy”, ông Liêm nhấn mạnh.

Sao không để người dân tự cải tạo chung cư cũ?

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, hiện tình trạng các khu chung cư cũ đang xuống cấp rất nhiều. Tuy nhiên, người dân không được quyền tự ý sửa chữa mà do các doanh nghiệp quản lý.

Ông Liêm nhận định, người dân không biết làm thì có thể đi thuê dịch vụ tư vấn, từ đó tư vấn sẽ đi thuê nhà thầu…Bởi doanh nghiệp có cải tạo chung cư cũ cũng phải đi vay ngân hàng. Như vậy, các chủ sở hữu chung cư cũ cũng có quyền lập hợp tác xã và đi vay ngân hàng để cải tạo chung cư.

Bên cạnh đó, TS Phạm Sỹ Liêm bức xúc về vấn nạn quy hoạch treo, làm khổ cả doanh nghiệp lẫn người dân. Dù báo chí và người dân đã phản ánh rất nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết.

Trong Dự thảo Luật đang lấy ý kiến, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi bổ sung Khoản 3, Điều 148 Luật Xây dựng theo hướng: Bỏ yêu cầu cá nhân tham gia quản lý, cá nhân hành nghề độc lập an toàn lao động; cá nhân tham gia quản lý dự án, kiểm định xây dựng, định giá xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề; chỉ yêu cầu Giám đốc quản lý dự án, chủ trì kiểm định xây dựng, chủ trì định giá xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề.

Ông Liêm nêu rõ, quốc tế quan niệm rằng ai có học hành, biết làm thì cứ hành nghề, nhưng lâu nay chúng ta đang hiểu sai rằng phải có chứng chỉ thì mới được hành nghề.

Chẳng hạn, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, công ty tư vấn danh tiếng của Mỹ chỉ cử đội kỹ sư mới ra trường đến khảo sát dẫn đến phía Việt Nam không thể đóng tuyến được.

“Tiếng tăm của doanh nghiệp không quyết định chất lượng của dịch vụ bằng năng lực làm nghề của người làm trực tiếp. Cho nên chứng chỉ hành nghề còn quan trọng hơn giấy phép kinh doanh", ông Liêm khẳng định.

Theo Theo Nhà đầu tư
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.