Ông Mugabe chính thức từ chức tổng thống Zimbabwe

Người dân Zimbabwe tập trung nghe lá thư từ chức của ông Mugabe. Ảnh:
Người dân Zimbabwe tập trung nghe lá thư từ chức của ông Mugabe. Ảnh:
TPO - Ông Robert Mugabe, một trong những vị nguyên thủ quốc gia nắm quyền lâu nhất ở châu Phi, đã chính thức từ chức Tổng thống Zimbabwe vào hôm nay (21/11).

Tổng thống Robert Mugabe từ chức ngay sau khi quốc hội Zimbabwe bắt đầu quy trình luận tội để chấm dứt gần 4 thập kỷ cầm quyền của ông.

Tại cuộc họp ở tòa nhà Quốc hội vào hôm nay (21/11), Chủ tịch Quốc hội Jacob Mudenda đã công bố lá thư từ chức của ông Robert Mugabe.

Trong thư, ông Mugabe viện dẫn Hiến pháp Zimbabwe để quyết định xin từ chức Tổng thống, đồng thời cho biết quyết định này là tự nguyện.

Cùng với tuyên bố từ chức kể trên, quy trình luận tội của Quốc hội đối với nhà lãnh đạo 93 tuổi này cũng chấm dứt.

Quyết định từ chức của ông Mugabe được đưa ra sau một tuần từ lúc quân đội chiếm quyền và ông bị đảng cầm quyền Zanu-PF miễn nhiệm chức chủ tịch đảng.

Hai ngày trước đó (19/11), ông Mugabe từng từ chối rời bỏ chức vụ sau bài phát biểu dài 20 phút trên sóng truyền hình quốc gia.

Tuy nhiên, Cựu Phó Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã nhận định, một mình ông Mugage không thể chống lại mong muốn của cả tập thể.

Một quan chức trong đảng Zanu-PF tiết lộ, ông Mnangagwa sẽ tiếp quản vị trí lãnh đạo đất nước trong vòng 48 giờ kể từ khi ông Mugabe từ chức.

Theo Theo Reuters, News24
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.