Ôn thi đại học môn Hóa: Phân tích chuyên đề phi kim

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các bài tập lý thuyết trong đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ rơi vào kiến thức của toàn bộ các chương trên. Các bài tập tính toán trong đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ thường rơi vào kiến thức liên quan đến hợp chất của nito, hợp chất của lưu huỳnh và hợp chất của cacbon.

PHÂN TÍCH CHUYÊN ĐỀ PHI KIM

Chuyên đề  phi kim là chuyên đề tổng hợp kiến thức các chương:

  • Chương: Halogen, Oxi-Lưu huỳnh (Thuộc chương trình Hoá học lớp 10).
  • Chương: Nito-Photpho, Cacbon-Silic (Thuộc chương trình Hoá học lớp 11).

Các bài tập lý thuyết trong đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ rơi vào kiến thức của toàn bộ các chương trên. Các bài tập tính toán trong đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ thường rơi vào kiến thức liên quan đến hợp chất của nito, hợp chất của lưu huỳnh và hợp chất của cacbon.

Theo thống kê đề thi ĐH từ 2010-2013, có khoảng 1-3 câu hỏi trong đề thi rơi vào chuyên đề này, chiếm khoảng 0,2 đến 0,6 điểm. Tuy số câu hỏi rơi vào chuyên đề này không nhiều, nhưng kiến thức của chuyên đề này có mối quan hệ mật thiết với các chuyên đề khác trong cấu trúc đề thi, tạo thành một hệ thống các dạng bài tập liên quan đến nhau và liên quan chặt chẽ với chuyên đề phi kim. Đây là chuyên đề có nhiều lý thuyết với đa phần dạng bài tập tính toán đơn giản.

Do vậy học sinh muốn đạt điểm 5-6 trong kỳ thi tuyển sinh đại học cần học thật kỹ lý thuyết của chuyên đề này, và làm toàn bộ các dạng bài tập trọng tâm thường xuyên xuất hiện trong đề thi tuyển sinh Đại học của chuyên đề.

Một số tài liệu thuộc chuyên đề phi kim mà Hocmai.vn cung cấp cho độc giả :

  • “Tài liệu bài giảng” của bài giảng “Các dạng bài của cacbon”
  • “Bài tập tự luyện” của bài giảng “Các dạng bài của cacbon”
  • “Đáp án bài tập tự luyện” của bài giảng “Các dạng bài của cacbon”.
  • Khi học chuyên đề phi kim, do lượng lý thuyết của chuyên đề khá nhiều và khá khó để học lý thuyết nếu không có phương pháp học đúng. Do vậy các em không được nản khi học lý thuyết mà phải tìm phương pháp học phù hợp với bản thân để việc ôn  tập lý thuyết của chuyên đề được hiệu quả.
  • Các dạng bài tập trong chuyên đề khá đơn giản nhưng phong phú và đa dạng, do vậy các em cần sưu tầm đủ các dạng bài tập thuộc chuyên đề phi kim này để luyện tập và không bị “bí” trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2014.

Nguồn: Hocmai.vn

Theo Hocmai.vn
MỚI - NÓNG