Đàn chị

OCI, sự thật bẽ bàng

OCI, sự thật bẽ bàng
TP - Lê Công Định bị Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Bộ Công an bắt và khởi tố bị can điều tra hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mới đây bộ sậu vốn là lãnh đạo Cty CP Một Kết nối (OCI) cũng bị bắt và khởi tố cùng tội danh với Lê Công Định.
OCI, sự thật bẽ bàng ảnh 1
Để đánh bóng hình ảnh của OCI, Trần Huỳnh Duy Thức tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu về dịch vụ OCI Ads mang lại  lợi ích  cho các doanh nghiệp  Ảnh T.H.V

Thời điểm mà Trần Huỳnh Duy Thức – Tổng Giám đốc (GĐ) OCI bị bắt giam ai cũng nghĩ rằng Cơ quan ANĐT bắt và khởi tố bị can này đơn thuần là điều tra hành vi ăn cắp cước viễn thông hơn hai tỷ đồng.

Song, đến khi Lê Công Định bị bắt và Cơ quan ANĐT công khai tài liệu cùng các căn cứ liên quan chứng minh việc bộ ba chị em Nguyễn Sĩ Bình (bí danh chihai), Trần Huỳnh Duy Thức (chiba), Lê Công Định (chitu) thực hiện âm mưu lật độ chính quyền thì thêm nhiều sự thật được phơi bày.

Hai thành viên thuộc ban lãnh đạo cao nhất của OCI là Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng GĐ) và Lê Thăng Long (Chủ tịch HĐQT, kiêm Phó Tổng GĐ Cty EIS), cũng đang tiến hành hàng loạt hoạt động chống phá.

Đàn chị

OCI, sự thật bẽ bàng ảnh 2 OCI, sự thật bẽ bàng ảnh 3
Trần Huỳnh Duy Thức Lê Thăng Long

Thức lợi dụng kiến thức về IT của mình mở các diễn đàn và blog đăng tải 49 bài viết và 12 bài khác do các đối tượng  khác viết và chỉnh sửa để post lên internet (thống kê ban đầu).

Lời khai của Thức tại cơ quan ANĐT cho thấy, trên blog Change We Need, Thức với bút danh Trần Đông Chấn đã viết và đăng tải các bài với các tiêu đề chống phá Đảng và Nhà nước. Năm 2008,Thức lập thêm blog Trần Đông Chấn và PsonKhanh.

Thức sử dụng nghiệp vụ IT để hai blog này liên kết với nhau nhằm mục đích kẻ tung người hứng. Nghĩa là, trên blog Trần Đông Chấn, Thức cho post một bài viết thì bên blog PsonKhanh, Thức vào tài khoản này và qua blog Trần Đông Chấn để nhận xét và chia sẻ, đánh giá bài viết nói trên trong comment lừa bịp, kích động, lôi kéo các blogger khác để tìm sự đồng thuận.

Thức cũng thống nhất cùng nhóm Nguyễn Sĩ Bình, Lê Công Định chọn thời điểm chín muồi mà họ gọi là Lúc phất cờ, tức thời điểm mà ba chị em cho rằng Việt Nam sẽ xảy ra biến động lớn từ khoảng 2009 đến cuối 2010 và đó là thời cơ mà họ không thể bỏ qua.

Lúc phất cờ này cần phải có năm người, không phân biệt đảng phái, có trình độ, tâm huyết cùng hợp tác với nhau giải quyết năm lĩnh vực quan trọng trong xã hội. Thức chủ động trao đổi rất nhiều người và khẳng định với chihai và chitu rằng, muốn làm gì thì làm phải chờ đến Lúc phất cờ.

Cái gọi là Tập đoàn kinh tế

EIS và OCI một thời từng được báo chí đánh giá là niềm tự hào của IT VN khi tiên phong đầu tư ở nước ngoài. EIS được một tờ báo quen viết bài khen để khai thác quảng cáo gọi đó là Giác đấu trên đất Mỹ.

Dường như Trần Huỳnh Duy Thức đã triển khai mưu đồ chính trị đen tối của mình từ cách đây 10 năm. Khi ấy cả Thức và Lê Thăng Long (cùng học IT tại  Trường Đại học Bách khoa TPHCM) đầu tư một cửa hàng kinh doanh máy tính dần tiến đến mua lại Cty Mligo Solution (5/2001).

Chỉ sáu tháng sau (tháng 11/2001), Thức và Long bước chân vào Mỹ một cách dễ dàng khi mua lại công nghệ VoIp (giao thức Internet) và tiến đến thành lập Cty Global EIS (sau này đổi thành Innfex) và triển khai dịch vụ ăn cắp cước viễn thông One conection (tức tên Cty CP Một Kết nối ở VN).

Thức còn giao cho Long làm Chủ tịch Câu lạc bộ (CLB) Chấn hưng nước Việt, để cùng một số đối tượng thuộc thành phần chống đối âm mưu lập cái gọi là Phong trào chấn hưng Việt.

Tháng 4/2009, Long liên kết với Thích Minh Tâm (tức Nguyễn Thiếu Văn), chủ đầu tư  dự án ma Bệnh viện Hải thượng Y viện tại TPHCM vừa bị báo chí trong nước vạch mặt.

Long và hòa thượng giả này cùng thiết kế website www.chanhungnuocviet.info, có địa chỉ liên lạc ở New South Wale (Úc) làm cơ quan ngôn luận kêu gọi mọi người đăng ký tham gia các CLB có cái đuôi gắn kèm chấn hưng Việt, như: CLB chống tham nhũng, công an, quân nhân, luật sư, nhạc sĩ và thậm chí là người cao tuổi. Mục tiêu của nhóm Thức thành lập các CLB là nhằm phát triển lên thành Tập đoàn kinh tế chấn hưng Việt.

Nhưng đó chỉ là cái áo khoác bên ngoài, thực chất vẫn là tổ chức tập hợp lực lượng chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. Để dễ dàng hoạt động, Lê Thăng Long triển khai một số quan hệ tại Úc để xây dựng Phong trào chấn hưng nước Việt làm bình phong cho các hoạt động chống phá.

Với vai trò Đại sứ lưu động, Long trao đổi cùng các đối tượng ở hải ngoại về dự định thành lập đảng, đường hướng hoạt động, đăng ký thành lập văn phòng đại diện phong trào để triển khai các mục tiêu như trên nhằm lôi kéo các lực lượng tham gia.   

Khi tiến hành bắt và khám xét nơi làm việc, chỗ ở của Lê Thăng Long (ngày 4/6/2009) và của Trần Huỳnh Duy Thức, cơ quan ANĐT truy xuất được nhiều tài liệu có nội dung làm cơ sở chứng minh các hành vi phạm tội của hai lãnh đạo cao cấp ở OCI. Hai bị can này đã ký xác nhận vào các bản tài liệu và cũng xin hưởng sự khoan hồng của Nhà nước Việt Nam.
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.