Nứt đê khi thi công nhà máy nước sông Hồng: Sự cố đã được cảnh báo

0:00 / 0:00
0:00
Mặt đê Hữu Hồng bị lún nứt do ảnh hưởng thi công
Mặt đê Hữu Hồng bị lún nứt do ảnh hưởng thi công
TPO - Đoạn đê bị hư hỏng vừa được cải tạo tiêu tốn 300 tỷ đồng và đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cảnh báo về an toàn. Thế nhưng, UBND thành phố Hà Nội vẫn cấp phép và Cty CP nước mặt sông Hồng tiến hành thi công, gây nứt mặt đê Hữu Hồng.

Sau báo Tiền Phong phản ánh về việc nứt dọc mặt đê Hữu Hồng, đoạn qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (đoạn đê vừa đầu tư cải tạo tốn 300 tỷ đồng), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã có buổi kiểm tra thực tế vị trí công trình thu và trạm bơm nước thô - Nhà máy nước mặt sông Hồng.

Ông Quyền khẳng định đây là sự cố nghiêm trọng và giao UBND huyện Đan Phượng chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức cảnh báo, phân luồng giao thông, không để người và phương tiện đi vào khu vực xảy ra sự cố, xây dựng phương án bảo vệ đoạn đê này trong mùa mưa bão năm nay; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng xử lý sự cố. Sở NN&PTNT phối hợp các đơn vị đánh giá rõ nguyên nhân, nghiên cứu các giải pháp xử lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đoạn đê trong mùa mưa lũ 2021...

Đối với Cty CP nước mặt sông Hồng, chủ đầu tư xây dựng Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng, lãnh đạo thành phố yêu cầu đơn vị này phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án thi công công trình, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, UBND thành phố ghi trong giấy phép; phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành việc xử lý sự cố... Toàn bộ kinh phí sửa chữa chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.

Vẫn cấp phép dù đã được cảnh báo

Đáng chú ý, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, từ tháng 4/2016 Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản nêu ý kiến về vị trí, phương án xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Hồng.

Văn bản khuyến cáo, vị trí dự kiến (đoạn đê Hữu Hồng K46+160 xây dựng công trình thu - trạm cấp nước thô đê Hữu Hồng) nằm ở khu vực bãi sông hẹp, đê sát sông (đã phải đầu tư xây dựng kè bảo vệ phía ngoài) liên quan trực tiếp đến tuyến đê cấp I bảo vệ cho Thủ đô.

Trong quá trình xây dựng và vận hành công trình, nếu công trình có nguy cơ mất an toàn thì cũng là nguy cơ mất an toàn của tuyến đê. Vì vậy, Tổng cục đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng phù hợp (nơi có bãi sông rộng, cách xa đê) để đảm bảo an toàn đê điều.

Thế nhưng, cuối năm 2020, Tổng Cục phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) lại có văn bản thống nhất UBND thành phố Hà Nội về việc thi công hạng mục công trình thu và trạm bơm nước thô bãi sông Hồng tại vị trí đoạn đê Hữu Hồng tại K46+160.

Ngày 4/1/2021, Hà Nội quyết định cấp phép thi công công trình thu và trạm bơm nước thô tại vị trí trên dẫn đến nứt dọc mặt đê, đe dọa an toàn đê điều dân sinh trong khu vực.

Ông Phạm Đức Luận - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Để xảy ra sự cố trên trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và thành phố Hà Nội. Trong đó, thành phố Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm với vai trò là đơn vị cấp phép.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.