Nước giải nhiệt từ cây mã đề thành 'thuốc độc' với những bệnh này

Mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định. Ảnh minh hoạ: Internet
Mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này.

Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình Lương Y Bùi Hồng Minh cho hay nước lá cây mã đề rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận. Trong dân gian thường dùng mã đề để điều trị tiểu buốt.

Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau có vị ngọt tính lạnh, không độc đi vào 3 kinh (thận, bàng quang, phế) có lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, chất kháng sinh gây bệnh ngoài da chữa lỵ cấp. 

Dân gian thường dùng lá mã đề làm rau ăn và thân làm thuốc. Mã đề có tác dụng chữa tiểu rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lỵ, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu, dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non…

Người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này.

Uống nước sắc mã đề giúp lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng. Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ. Mã đề còn có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.

Mã đề còn được dùng chữa ho có đờm do nhiệt, viêm khí quản, tiểu ra máu, sỏi thận, chảy máu cam, nôn ra máu. Loại lá này không dùng một mình mà thường kết hợp với các vị thuốc khác hãm thành nước chè.

Trong thời tiết nắng nóng, người dân thường tìm tới các loại cây cỏ để giải nhiệt, trong đó có mã đề. Thậm chí, nhiều người dùng nước lá mã đề uống hàng ngày, thay nước lọc.

Tuy nhiên, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Theo lương y Bùi Hồng Minh, loại cây này có tác dụng lợi tiểu nhưng điều đó cũng mang lại tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chuyên gia từng gặp một trường hợp bà cho cháu uống mã đề để trị rôm sảy khiến cháu rơi vào tình trạng mất nước do đi tiểu quá nhiều.

Do đó, lương y khuyến cáo mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định.

Đặc biệt, người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này. Người khỏe mạnh hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh phải dậy đi tiểu vào ban đêm.

Theo chuyên gia này, khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, người dân chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ ngày 1-2 ly (150 ml) dùng 4-5 ngày dừng. Khi uống loại nước này, cần chú ý tránh các loại chất kích thích cà phê, rượu, bia, gia vị nóng.

Lưu ý khi uống nước mát

Không nên lạm dụng nước mát này khi cơ thể đang mắc một số bệnh mãn tính. Do ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Hơn nữa dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như Ca, K…

Nếu thể chất người bệnh thuộc hàn mà thường xuyên dùng các loại thảo dược thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, mất tân dịch, chân âm hao tổn… Để có sức khỏe, cần giữ được cân bằng âm dương, hàn nhiệt, nếu mất cân bằng sẽ gây nên bệnh tật cho cơ thể. Dùng lâu một loại thuốc, kể cả thực phẩm, dù là bổ ích cũng có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Những người có bệnh huyết áp, tiểu đường, thận, bệnh lao phổi... hoặc phụ nữ đang có thai, nếu dùng hàng ngày, liên tục, phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.