Nữ tới ngày “đèn đỏ” vẫn nghỉ 30 phút, rút nhiều đề xuất quan trọng

Nữ tới ngày “đèn đỏ” vẫn nghỉ 30 phút, rút nhiều đề xuất quan trọng trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Nữ tới ngày “đèn đỏ” vẫn nghỉ 30 phút, rút nhiều đề xuất quan trọng trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
TPO - Bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới nhất vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/9, với nhiều thay đổi như giữ quy định nữ tới ngày “đèn đỏ” vẫn nghỉ 30 phút. Đồng thời rút đề xuất bổ sung thêm 1 ngày nghỉ trong năm, giảm giờ làm chính thức; bổ sung thêm các lựa chọn cho tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm...

Theo đó, Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa bản mới nhất đã được tiếp thu ý kiến góp ý của nhiều bên liên quan. Dự Luật tiếp tục giữ quy định: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương.

Thay vì đề xuất giảm giờ làm chính thức xuống tối đa 44 giờ/tuần, Dự Luật tiếp tục giữ quy định hiện hành, tuần làm việc không quá 48 giờ. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Về giờ làm thêm, Dự Luật đưa ra 2 phướng án. Cụ thể, phương án 1 là giữ quy định hiện hành (giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm.

Phương án 2 là như Dự luật đã trình Quốc hội trước đó, tức giờ làm thêm bình thường không quá 200 giờ/năm; trường hợp đặc biệt làm thêm không quá 400 giờ/năm (tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành).

Về số ngày nghỉ lễ, tết trong năm, Dự Luật rút đề xuất thêm 1 ngày nghỉ (dịp 27/7 hàng năm). Tiếp tục giữ quy định số ngày nghỉ như hiện hành, tức: Tết Dương lịch (nghỉ 1 ngày); Tết Âm lịch (5 ngày); Ngày chiến thắng 30/4 (1 ngày); Ngày quốc tế lao động 1/5 (1 ngày); Quốc khánh 2/9 (1 ngày); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch (1 ngày).

MỚI - NÓNG