Nữ sinh Y Dược xung phong vào bệnh viện hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân F0

0:00 / 0:00
0:00
TPO - "Mình không chụp ảnh khi đang làm nhiệm vụ và cả những lúc nghỉ ngơi. Mình không muốn công khai trên mạng xã hội vì sợ bố mẹ sẽ nhìn thấy. Bố mẹ mình cũng có tuổi rồi." - Thúy Nhàn tâm sự. 

Lê Thúy Nhàn (sinh năm 2000, quê ở Vũng Tàu) hiện là sinh viên Đại Học Y dược TPHCM ngành Điều dưỡng. Tranh thủ thời gian nghỉ hè, từ đầu tháng 6, Nhàn làm shipper để kiếm thêm tiền đóng học phí cho năm học mới. Với mức thu nhập khoảng 250.000 đồng/5 tiếng chạy xe mỗi ngày, Nhàn có thể tự lập chi phí sinh hoạt và tích cóp để đóng học phí.

Mỗi ngày, sáng bắt đầu từ 7h, Nhàn chạy xe đến 15h chiều rồi về nghỉ ngơi, đến 18h vào Phường 4, Quận 3 TPHCM để tham gia trực chốt, nhận đồ và giao đồ giúp người dân trong khu phong tỏa... đến 22h đêm.

Nhàn tâm sự: "Vì là con gái nên mình chọn giờ trưa để chạy xe, tuy khá nắng nhưng vì bản thân còn tự phải lo tiền học, tiền sinh hoạt nên mình chấp nhận. Thời gian đó, mình vừa chạy xe ban ngày, tối vào hỗ trợ trực chốt khu phong tỏa tuy có mệt thật nhưng giúp đỡ được mọi người mình cũng vui."

Giấu bố mẹ để xung phong vào bệnh viện hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân F0

"Minh nghĩ tiền bạc có thể kiếm sau cũng được dù bản thân khá cần tiền, nhưng việc hỗ trợ chống dịch quan trọng hơn khi lực lượng nhân viên y tế đang hạn chế và mệt mỏi chống dịch từ những ngày đầu. Và mình nhận thấy bản thân mình là người học Y nên cần phải có trách nhiệm khi đất nước đang cần.

Từ ngày 27/7, mình đã ngưng công việc làm thêm để vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM hỗ trợ điều trị bệnh nhân F0. Và một phần mình sẽ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân F0 nên mình không đi làm nữa để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người.

Nhiệm vụ của mình tại đây là sẽ chăm sóc cho F0, nếu người bệnh khỏe thì mình chỉ cần hỗ trợ phát thuốc, suất ăn cho họ, những người thở oxy hoạt động yếu thì mình hỗ trợ thay tã, đút ăn…", Nhàn chia sẻ.

Nữ sinh Y Dược xung phong vào bệnh viện hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân F0 ảnh 1

Thúy Nhàn cùng đoàn sinh viên ĐH Y dược TPHCM tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Hỏi thăm và ngỏ ý muốn xem một số hình ảnh của Nhàn trong thời gian tham gia hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân F0, cô ngậm ngùi nói: "Mình không chụp ảnh khi đang làm nhiệm vụ và cả những lúc nghỉ ngơi. Mình không muốn công khai trên mạng xã hội vì sợ bố mẹ sẽ nhìn thấy. Bố mẹ mình cũng có tuổi rồi."

Đi hỗ trợ tại bệnh viện, Nhàn cũng được lo chỗ ở, ăn uống hằng ngày. Nữ sinh cho biết thêm, cô có một khoản tiền tiết kiệm nhỏ từ việc làm thêm nên hiện tại cũng không gặp khó khăn gì về tài chính. Việc đóng tiền học phí Nhàn cũng có thể xin trường đóng chậm hơn và vay thêm từ bạn bè.

Trước đó, bố mẹ Nhàn có gọi điện và muốn cô về nhà tránh dịch. Tuy nhiên, nữ sinh cho rằng: "Mình không về vì một phần không dám chắc bản thân có là nguồn lây bệnh hay không. Mình biết mình cần phải đi chống dịch nên mình quyết định ở lại TPHCM một mình.

Hiện tại, đối mặt và tiếp xúc với các bệnh nhân F0, mình không thấy sợ. Mình tự tin về những quy trình khử khuẩn và thực hiện đúng quy tắc 5K. Nếu sợ thì mình đã không vào bệnh viện để hỗ trợ.

Nữ sinh Y Dược xung phong vào bệnh viện hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân F0 ảnh 2
Nữ sinh Y Dược xung phong vào bệnh viện hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân F0 ảnh 3

Thúy Nhàn cùng các chị em đồng nghiệp


Điều mình cảm thấy hạnh phúc và nhớ mãi đó là những lời cảm ơn từ bệnh nhân. Những lúc như vậy, mình càng thấm thía hơn tình yêu thương giữa mọi người và trách nhiệm của cá nhân mình với cộng đồng, với chính công việc mình đang làm".

Thúy Nhàn là một trong những tấm gương tuổi trẻ với tinh thần nhiệt huyết và xông pha nơi tuyến đầu. Tuy phải giấu gia đình nhưng đó là để bố mẹ đỡ lo lắng hơn và phần nào yên tâm về cô.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.