Nữ sinh khuyết tật thi THPT: 'Hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ, 12 năm qua Linh vẫn cố gắng đến trường tìm con chữ bằng những bước đi khập khễnh. Sinh ra thiệt thòi hơn các bạn cùng lứa nhưng cô bé ấy vẫn không ngừng cố gắng học tập với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào đại học.

Nguyễn Thị Linh (Lớp 12A8, trường THPT Lý Tự Trọng, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một trong những thi sinh “đặc biệt” tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh. Bị dị tật bẩm sinh, đôi chân khó đi lại nên từ khi làm thủ tục thi đến nay Linh được lực lượng tình nguyện viên đến tận nhà hỗ trợ đến điểm thi.

Linh là chị cả trong gia đình hai chị em ở thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà. 3 năm trước, bố em mất do bị ung thư, còn mẹ làm ruộng nuôi nấng hai chị em ăn học. Cô bé sinh ra với đôi chân không lành lặn, nhưng luôn nghị lực vươn lên, quyết thay đổi số phận bằng con chữ.

Nữ sinh khuyết tật thi THPT: 'Hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học' ảnh 1

Linh được công an, tình nguyện viên hỗ trợ vào phòng thi.

Từ cấp 1 đến hết năm lớp 11, Linh đến trường bằng chiếc xe lăn có mẹ hỗ trợ. Đến năm lớp 12, em được một nhà tài trợ tặng chiếc xe máy điện 3 bánh để đến trường. Linh nói, nhờ có chiếc xe này mà quãng đường đến trường được rút ngắn lại, mẹ cũng đỡ vất vả.

“Gia đình là nguồn động lực lớn nhất cho em để cố gắng theo đuổi con đường đến trường. Em mong muốn kỳ thi này mình sẽ làm tốt để viết tiếp giấc mơ vào đại học”, Linh chia sẻ.

Nữ sinh khuyết tật thi THPT: 'Hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học' ảnh 2

Linh bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ nên khó khăn trong quá trình đi lại.

3 năm học cấp 3, lớp học của Linh ở tầng 2 nên việc di chuyển lên cầu thang rất khó khăn, nhất là vào những ngày đông, trái gió trở trời, đôi chân lại sưng, đau nhức tận xương. Linh có dáng người nhỏ nhắn, dù khuyết tật nhưng luôn thích tự lập, không phải là gánh nặng cho bất kỳ ai. “Tính em thích tự lập, nên em tự tập để đi lại trên đôi chân của mình. Tự lập để khi không có người thân, gia đình bên cạnh em vẫn có thể làm được mọi thứ”, Linh nói.

Trong cuộc thi đầy cam go này, dù kém may mắn hơn bạn cùng lứa, nhưng trong ánh mắt nữ sinh Hà Tĩnh không ngừng hy vọng, khát khao có thể làm tốt bài thi để viết tiếp giấc mơ vào giảng đường. Linh chia sẻ, đam mê và thích viết lách nên em đã đăng ký nguyện vọng vào Học viện Báo chí - Tuyên Truyền và trường Đại học Văn hóa.

“Em đăng ký thi 3 môn Văn, Sử, Địa. Mong muốn sẽ đạt được trên 24 điểm để có cơ hội vào trường với ước mơ trở thành phóng viên”, Linh hy vọng.

Sau khi biết hoàn cảnh của em, các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi thị trấn Thạch Hà phối hợp cùng công an địa phương đã thay phiên nhau đến tận nhà chở Linh đến địa điểm thi. Khi đến điểm thi, Linh tiếp tục được các tình nguyện dìu đưa vào tận phòng thi.

Dù đi lại khó khăn, nhưng nhiều năm học Linh luôn cố gắng trong học tập, đạt được kết quả tốt. Đặc biệt, các môn xã hội có kết quả tổng kết trên 8,0.

Nữ sinh khuyết tật thi THPT: 'Hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học' ảnh 3

Linh đặt kỳ vọng vào kỳ thi để viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học.

Phó Bí thư Đoàn thị trấn Thạch Hà – Phạm Thị Liên chia sẻ, Linh là một trong những thí sinh đặc biệt tại điểm thi trường THPT Lý Tự Trọng. Trước kỳ thi diễn ra, đoàn thanh niên thị trấn đã rà soát danh sách các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật để phân công lực lượng hỗ trợ các em trong quá trình diễn ra kỳ thi.

“Như trong ngày làm thủ tục, đoàn thị trấn và công an đã dùng ô tô đến để đón em đi. Nhưng do Linh không ngồi được ô tô, nên trong sáng nay chúng tôi chỉ đến hỗ trợ em lên xe vào dìu vào phòng thi, đồng thời động viên tinh thần để em có thể hoàn thành tốt bài thi”, chị Liên chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.