Phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân
Sáu giờ sáng, anh Nam, kỹ thuật viên của British American Tobacco (BAT) Việt Nam đã ngồi trên con xe phóng khắp những con đường đất đỏ ghập ghềnh ghé thăm những rẫy thuốc của bà con nông dân tại huyện Krongpa tỉnh Gia Lai. Đã 17 năm - kể từ năm 2004 BAT Việt Nam khởi đầu vùng trồng Tây Nguyên chỉ 64hecta, đến nay đã tăng hàng nghìn hecta, đạt 1.600 hectavới sản lượng ước đạt 4.800 tấn thuốc lá khô giá trị tương đương 254 tỷ đồng/năm. Anh Nam và nhiều kỹ thuật viên khác nhớ tên từng người nông dân tại các vùng trồng do BAT đầu tư, nắm vững đặc điểm kỹ thuật của đất, nước theo chu kỳ năm năm một lần nhằm tăng cường bảo vệ, bảo tồn, cũng như cung cấp công thức bón phân chuẩn xác, bám sát các vấn đề nhằm có những biện pháp hỗ trợ phù hợp kịp thời.
Khác nhiều cây khác, cây thuốc lá chỉ trồng trong mùa khô trên đất rẫy, nơi mà trước đây người dân thường để hoang chờ trời mưa sớm trồng bắp, vì nếu tưới nước để canh tác thì cây bắp không mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Trước chỉ có người nông dân vùng trồng tại huyện Krongpa trồng cây thuốc lá với năng suất chỉ khoảng 2 tấn/ha khi sử dụng giống địa phương và không chuyên canh, khiến nhiều bà con vất vả.
Khi có sự tham gia của BAT Việt Nam với những kỹ thuật canh tách tiên tiến từ giống lai, phân bón phức hợp, mật độ cây trồng hợp lý, thu hoạch lá chín, quy trình sấy hiệu quả … đã giúp tăng năng suất trung bình đạt 3,5 tấn/ha. “Thuốc lá từ cây trồng xóa đói giảm nghèo đã biến thành cây làm giàu. Trung bình 2 hecta/hộ sẽ có tổng thu nhập trung bình hơn 300 triệu đồng/hộ/vụ mùa, trừ đi chi phí thì lãi ròng đạt hơn 100 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình trồng thuốc lá với BAT . Hành trình BAT phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân đang “đơm hoa kết trái”.”, ông Phạm Hùng Anh Tuấn, Giám đốc khối Sản xuất, BAT khu vực Đông Á cho biết.
Sau nhiều năm triển khai, người nông dân đã thay đổi thói quen làm nông nghiệp kiểu cũ sang cách làm bền vững. Hiện nay BAT triển khai tập trung chương trình Khảo nghiệm và chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến cho các vùng trồng thuốc lá tại 2 tỉnh Tây Nguyên Đắc Lắc và Gia Lai. Những thành quả như sử dụng giống lai bất dục nhập khẩu, phân bón phức hợp đặc dụng cho từng loại đất cụ thể, chuyển đổi lò sấy củi sang lò sấy trấu, ngắt ngọn điệt chồi giúp tăng năng suất, chất lượng lá thuốc … được hầu hết nông dân hưởng ứng và áp dụng một cách hiệu quả.
Áp dụng 4.0 trong nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình thay đổi và đối mặt với thách thức mới với Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Bộ NN&PTNT. Theo đó, việc phát triển nông nghiệp bền vững xoay quanh 3 trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái” “nông thôn hiện đại” “nông dân thông minh”.
Với tư duy phát triển nông nghiệp chuyển từ sản xuất sang kinh tế; từ chú trọng về năng suất, sản lượng sang tích hợp đa giá trị; nuôi dưỡng làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu bền vững; từ ngắn hạn sang cục bộ trong dài hạn; kết nối liên vùng liên khu vực; từ cung ứng những mặt hàng có thể sản xuất sang đáp ứng đa dạng nhu cầu theo chuỗi giá trị hòa nhập với xu thế phát triển của toàn cầu, ba trụ cột này hướng đến mục tiêu xây dựng nông nghiệp Việt Nam trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm “minh bạch – trách nhiệm – bền vững”.
BAT là một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp bền vững và hướng đến phát triển vùng trồng bền vững tại Việt Nam. Tiếp tục bảo vệ môi trường và hỗ trợ nông dân tăng thu nhập, đây là vụ mùa thứ 2 BAT chuyển giao mô hình tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, giảm công lao động giúp đáp ứng đúng và đủ nhu cầu nước của cây giảm thiểu thất thoát. Đã có hơn 300 nông dân/600 hecta tại Đắc Lắc và Gia Lai hưởng ứng và áp dụng. Hướng đến 2025, toàn bộ nông dân của BAT tại 2 tỉnh này sẽ áp dụng 100% hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Như vậy, 1.600 hecta vùng trồng sẽ góp phần tiết kiệm gần 2 triệu m3 nước tưới mỗi vụ mùa so với cách tưới rãnh truyền thống.
BAT cũng vừa đưa vào một số công nghệ mới cho canh tác nông nghiệp. Từ vụ mùa vụ thuốc lá 2019-2020, máy bay phun thuốc được sử dụng nhằm giảm chi phí, tăng độ chính xác và bảo vệ sức khỏe người nông dân tại vùng trồng. Sau đợt thí điểm thành công máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên 193 hecta, khoảng hơn 8% tổng diện tích trồng thuốc lá tại Miền Trung, BAT dự kiến sẽ tăng diện tích lên thêm 400 hecta, vào vụ mùa 2022.
Riêng chương trình lò sấy tự động đang trong bước thử nghiệm nhân rộng, cần đầu tư ban đầu khá lớn. Việc triển khai từng bước kết hợp với việc nội địa hóa thay thế hàng nhập khẩu để giảm giá thành phù hợp với điều kiện nông dân Việt Nam hơn.
Với tầm nhìn chiến lược và các kế hoạch mới nhằm đóng góp nhiều hơn trong phát triển nền nông nghiệp bền vững, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã giúp BAT ghi tên mình vào danh sách những công ty phát triển bền vững tại Việt Nam, là doanh nghiệp duy nhất của ngành được vinh danh trong Top 100 “Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam” (CSI 2021) do phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) – Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi*