Nông dân 'khát' nước sạch

Nguồn nước duy nhất lấy từ giếng khơi luôn bị cạn kiệt 3-6 tháng trong năm Ảnh: Văn Trường
Nguồn nước duy nhất lấy từ giếng khơi luôn bị cạn kiệt 3-6 tháng trong năm Ảnh: Văn Trường
TP - Hai trong 4 xã nằm trong quy hoạch nghĩa trang Yên Kỳ là Phú Sơn và Cẩm Lĩnh, một năm có tới 5- 6 tháng thiếu nước sinh hoạt. Bà con nơi đây đang phải đi ăn đong nước từng ngày.
Nguồn nước duy nhất lấy từ giếng khơi luôn bị cạn kiệt 3-6 tháng trong năm Ảnh: Văn Trường
Nguồn nước duy nhất lấy từ giếng khơi luôn bị cạn kiệt 3-6 tháng
trong năm. Ảnh: Văn Trường.

Công nông -Stéc

Từ một người chuyên chạy công nông chở vật liệu xây dựng, nay anh Phùng Khắc Quang (42 tuổi), ở thôn Phú Mỹ C, xã Phú Sơn kiêm dịch vụ bán nước sạch tại nhà cho bà con các xã trong khu vực. Nhà cung cấp nước hành nghề chỉ đơn giản có chiếc công nông, đóng thêm cái thùng to đựng nước (người dân gọi tạm là Stéc, chứa khoảng 3m3 nước) rồi phành phạch cõng nước đến vùng khát. Mặc dù mất tiền mua nước, nhưng bà con ở đây vẫn phải cảm ơn anh, bởi khi bà con đang lo ngày mai không biết lấy nước ở đâu để nấu cơm thì xe công nông chở nước của anh xuất hiện.

Anh Quang tâm sự: “Tôi đã làm nghề này được 5 năm, trung bình mỗi ngày chạy được khoảng 5 xe công nông chở nước, đợt cao điểm có ngày chở tới 7-8 chuyến. Xã Phú Sơn và Cẩm Lĩnh thiếu nước trầm trọng nhất, nhiều khi phục vụ không xuể”.

Theo anh Quang, nguồn nước cung cấp cho bà con được anh mua từ một hộ dân gần nông trường trồng dứa. Đây là một trong số ít giếng ở xã Phú Sơn có nước trong mùa khô. Giếng này lúc nào cũng có hơn 2m nước, hôm nay hút hết nước, ngày mai lại đầy…

Nắm bắt được nhu cầu, mới đây tại thôn Đông Phượng ( Cẩm Lĩnh) cũng có hai hộ mới mua Stéc làm dịch vụ cấp nước cho bà con trong mùa khô sắp tới. Có hộ còn tranh thủ kiếm lời bằng cách mua nước từ giếng của dân về lọc qua máy rồi đóng vào bình nước 20 lít, bán với giá 15.000đồng/bình.

4 tháng hết 2,5 triệu đồng mua nước

Đối với người dân hai xã Phú Sơn và Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì) hiện nay, nỗi lo lớn nhất là thiếu nước. Từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 4 - 5 âm lịch năm sau, các giếng khơi ở nhiều hộ dân ở hai xã này luôn trong tình trạng trơ đáy. Dù năm nào cũng được nạo, vét thậm chí đào sâu thêm nhiều mét để khơi nguồn mạch, song dường như nguồn nước ngầm ở đây đã cạn kiệt.

Bà Phùng Thị Thoa - thôn Đông Phượng, xã Cẩm Lĩnh lo lắng: “Nhà tôi có 6 khẩu ăn, nuôi 3 đàn lợn nái, rồi cả ngàn con gà nên lượng nước dùng hằng ngày là rất lớn. Mùa khô vừa qua, giếng khơi cạn kiệt, gia đình phải mua nước với giá 120 nghìn đồng/téc (khoảng 3m3), một tháng dùng hết 4 téc.

Theo bà Thoa vị chi cả mùa khô gia đình bà mất 2,5 triệu đồng. Chi phí dùng nước sạch 4 tháng hết 2,5 triệu đồng có lẽ đến người giàu sống giữa Thủ đô cũng phải kinh ngạc. Đối với người nông dân thì đó là gánh nặng quá lớn. Bà Thoa đã đào giếng sâu thêm 5m nhưng vẫn không thấy nước bởi gần đó có nhà đào giếng ở dưới ao mà cũng không có nước.

Khu vực nhà anh Phùng Đức Hường là nơi trũng nhất trong làng Ngọc Nhị xã Cẩm Lĩnh cũng phải vét từng gàu nước đục suốt 5 tháng ròng. Anh Hường cho biết: “Để có nước dùng, anh phải bơm nước từ ao vào giếng rồi hút lên bồn chứa, sau đó tiếp tục lọc qua thiết bị vì nước ở đây bị nhiễm sắt nặng”.

Để có nước ăn, một số hộ dân còn chọn giải pháp bơm nước từ ao hồ, kênh mương về vườn nhà, đợi nước ngấm xuống đất theo nguồn mạch rỉ vào giếng đào rồi múc lên ăn dần. Trong khi đó, nước ngoài đồng lại bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân ngan, vịt, trâu bò…

Ông Phùng Công Bàn - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Mùa khô năm nay tình trạng thiếu nước kéo dài suốt 4-5 tháng trời. Hiện xã có đến 11 thôn với 2000 hộ hằng năm bị khát nước sạch”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.