‘Nóng’ chuyện nhà trọ của sinh viên sau Tết

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hiện tại, nhiều trường đại học ở TP. HCM đã thông báo về việc giảng dạy, học tập trực tiếp sau Tết Nhâm Dần. Lúc này, các sinh viên đang bắt đầu quay lại nhà trọ cũ để dọn dẹp. Không ít bạn vẫn đang loay hoay khi phải tìm nhà trọ mới.

Lo lắng hơn cả là sinh viên năm thứ nhất của các trường đại học. Hiện nay, dù đã học hết học kỳ I nhưng Nguyễn Duy Tâm (năm thứ nhất, trường ĐH Kinh tế TP. HCM) vẫn đang ở Trà Vinh học online và chưa đến TP. HCM để tìm nơi ở. Khi nhận được thông báo quay lại học trực tiếp vào ngày 14/2 tới đây, Duy Tâm tỏ ra rất háo hức nhưng không khỏi lo lắng. Tâm bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên mà mình tìm trọ trên thành phố nên không nắm được giá thuê có phù hợp hay chưa, mình cũng không biết được chỗ trọ của mình có thật sự an ninh và sạch sẽ như người chủ đã tư vấn hay không. Mình ưu tiên lựa chọn chỗ trọ được nhiều anh, chị khóa trên gợi ý, hoặc những chỗ không yêu cầu tiền cọc quá cao, như thế nếu không phù hợp thì mình có thể sẵn sàng đi tìm chỗ mới”.

‘Nóng’ chuyện nhà trọ của sinh viên sau Tết ảnh 1

Đang chuẩn bị cho việc học trực tiếp nhiều bạn trẻ vẫn đang loay hoay tìm nhà trọ.

Theo Duy Tâm chia sẻ thì việc quyết định ở trọ ngay từ năm thứ nhất sẽ giúp cậu được thoải mái nấu ăn, tiết kiệm được kha khá chi phí thay vì phải luôn đi ăn bên ngoài quán. Ngoài ra, thuê phòng trọ ở sẽ giúp Duy Tâm chủ động được giờ giấc, điều này tiện lợi khi đi làm thêm hoặc đi học về khuya.

‘Nóng’ chuyện nhà trọ của sinh viên sau Tết ảnh 2

Là tân sinh viên nên Nguyễn Duy Tâm đang rất lo lắng khi tìm trọ tại TP. HCM.

Nguyễn Thị Thảo Vân (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cũng đã nhận được thông báo đi học trở lại từ ngày 14/2. Thảo Vân đang tất bật chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng trở lại TP. HCM học tập trực tiếp nhưng điều làm cô trăn trở nhất hiện nay đó là việc tìm nhà trọ. “Trước khi về quê để học online thì mình ở tại KTX ĐHQG TP. HCM. Thời điểm đó mình chưa có ý định sẽ rời ký túc xá, nhưng hiện tại bản thân mình đã là sinh viên năm ba và sắp đi thực tập nên mình muốn ra ngoài sống để tìm không gian mới, đồng thời cũng rèn luyện được tính tự lập hơn, điều này cũng thuận tiện cho việc đi thực tập của mình trong tương lai”, Thảo Vân chia sẻ.

Vân cho biết vì tình hình dịch bệnh gần đây không thể đi lại trực tiếp nên đa phần cô tìm nhà trọ thông qua các group sinh viên trên Facebook và các ứng dụng tìm phòng. Sau đó, Vân sẽ liên hệ để tham khảo giá phòng cùng các khoản chi phí khác, nếu phù hợp thì cô sẽ đi đến xem phòng và đặt cọc. Những tiêu chí mà Thảo Vân thường đặt ra khi tìm phòng là phải sạch sẽ, giá cả hợp lý, thuận tiện cho việc đến trường, vì là sinh viên nên vấn đề an ninh cũng được cô rất quan tâm. Hiện tại Vân đã tìm được một căn phòng ưng ý và dự định ít ngày nữa sẽ đến xem và dọn vào ở.

‘Nóng’ chuyện nhà trọ của sinh viên sau Tết ảnh 3

Thảo Vân quyết định chuyển ra trọ để chuẩn bị khi đi thực tập sắp tới.

Dù đã tìm được phòng nhưng Thảo Vân cũng còn không ít lo lắng. Cô cho biết: “Mình chỉ được xem phòng qua ảnh mà chủ trọ gửi nên mình khá lo lắng liệu bên ngoài thực tế phòng có giống như vậy không. Trước đó, mình và bạn mình đã chốt được căn phòng ưng ý, nhưng khi lên nhận phòng thì mới biết các khoản chi phí phát sinh rất cao và chủ trọ cũng không đề cập đến khi mình trao đổi qua điện thoại nên sau đó mình đã quyết định không ở. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện cho mình vì phải đi tìm lại trọ mới”.

Giống với Thảo Vân, Lê Hoàng Hiệp (trường ĐH Nội vụ Hà Nội - Phân hiệu tại TP. HCM) trước khi dịch bệnh bùng phát cũng từng ở ký túc xá của nhà trường, nhưng vì nhiều lý do cá nhân nên sắp tới đây Hiệp quyết định sẽ chuyển ra ngoài tìm phòng trọ để ở. Vì trường của Hiệp có lịch quay lại học trực tiếp khá muộn nên cậu cũng đang lo lắng sẽ hết phòng trọ phù hợp với những tiêu chí của mình đặt ra. “Mình cũng đang cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người bạn đang sống tại khu vực gần trường mình đi tham khảo phòng và đặt cọc để sắp tới khi lên học trực tiếp mình có thể dọn vào ở được ngay”, Hiệp chia sẻ thêm.

‘Nóng’ chuyện nhà trọ của sinh viên sau Tết ảnh 4

Hiệp muốn được đi làm thêm và học ngoại ngữ thuận tiện hơn nên quyết định rời ký túc xá để đi tìm trọ.

Vì ở cùng với nhiều người bạn khác nên tiêu chí đầu tiên để Hiệp chọn phòng đó là phải có diện tích đủ rộng. Đồng thời, Hiệp cũng có dự định đi học thêm ngoại ngữ vào buổi tối và đi làm thêm nên giờ giấc sinh hoạt thoải mái cũng là yếu tố mà Hiệp rất quan tâm. “Mình đã chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng cho việc lên học trực tiếp vào cuối tháng Hai này. Đặc biệt là khi được trải nghiệm ở một nơi ở mới và đồng hành cùng những người bạn mới. Mình hy vọng phòng trọ sắp tới đây mà mình sinh sống sẽ phù hợp với các tiêu chí của mình đặt ra và sẽ giúp mình học tập cũng như làm việc thật tốt”, Hiệp bộc bạch.

Ký túc xá ĐHQG TP. HCM đón sinh viên từ 13/2

Đại diện Trung tâm quản lý ký túc xá ĐHQG TP. HCM cho biết, ký túc xá sẽ tiếp nhận sinh viên từ ngày 13/2 tới đây với những bạn đã đăng ký ở ký túc xá năm học 2021 - 2022.

Theo đó sinh viên phải thực hiện khai báo y tế và đăng ký thời gian trở lại ký túc xá, số lượng người đi cùng, phương tiện di chuyển qua app Idorm SV trước 72 giờ, thông tin khai báo y tế, tình trạng sức khỏe bình thường.

Sinh viên phải tiêm vắc xin 2 mũi trở lên hoặc đã mắc và điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 180 ngày, hoặc có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.