Nối những nhịp cầu nhân ái

 Các em nhỏ tại khu tái định cư thôn Giang Đông ấm lòng từ những bữa cơm thiện nguyện.
Các em nhỏ tại khu tái định cư thôn Giang Đông ấm lòng từ những bữa cơm thiện nguyện.
TP - Mô hình “Hũ gạo yêu thương” của Hội liên hiệp phụ nữ xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar và suất cơm có thịt của nhóm “Nhịp cầu yêu thương” huyện Krông Năng đã hỗ trợ cho bà con nghèo và các em vùng sâu, xa của tỉnh Đắk Lắk.

Mô hình “Hũ gạo tình thương” đặt tại cơ sở xay xát được Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Cư M’gar thực hiện từ giữa tháng 5/2017.

Bà Lục Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Cư M’gar cho biết: Hũ gạo đầu tiên đặt tại cơ sở xay xát của anh Hồ Trọng Kiển (thôn 1) và chị Phan Thị Huyền (thôn 6), đến nay hội đã nhân rộng thêm 2 mô hình tại thôn 1 và buôn Kana B. Xã Cư M’gar còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao. Số gạo đóng góp không bắt buộc mà tùy vào tấm lòng hảo tâm của từng chị em.

Chị Phan Thị Huyền chủ cơ sở xay xát (thôn 6) chia sẻ: Mỗi lần xay xong, ra về các chị em hội viên phụ nữ, người dân đều tự nguyện bớt lại vài nắm gạo bỏ vào “Hũ gạo tình thương”. Khi thùng gạo được khoảng 20 kg gạo, chi hội phụ nữ và chủ cơ sở xay xát sẽ đóng gói và tiến hành bình xét ưu tiên hỗ trợ cho gia đình phụ nữ nghèo đơn thân, người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi…

Ngoài mô hình “Hũ gạo tình thương” đặt tại cơ sở xay xát, thời gian qua, hội LHPN xã Cư M’gar còn thực hiện hiệu quả “Hũ gạo tiết kiệm” ở các chi hội và trong ban chấp hành hội LHPN của xã. Tính về giá trị vật chất thì không lớn nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và ngày càng có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, bà Lục Thị Huệ chia sẻ.

Ấm áp bữa cơm có thịt

Khu tái định cư thôn Giang Đông (xã Ea Dah, huyện Krông Năng) có nhiều em nhỏ người dân tộc Mông đến trường trong tà áo mong manh vào những ngày giá rét của mùa khô Tây Nguyên. Những bữa ăn hằng ngày chỉ có cơm trắng trộn muối, rau rừng, mì gói, thỉnh thoảng được một bữa cá khô. Một bữa cơm có thịt là ước mơ của trẻ nhỏ người Mông nơi đây.

Thôn Giang Đông là khu tái định cư do nhà nước xây dựng để ổn định dân di cư tự do. Tuy nhiên, đất đai cằn cỗi nên người dân đã bỏ về làng cũ trong rừng để làm rẫy, chỉ còn lại những đứa trẻ (từ 6 đến 15 tuổi) ở lại tự lập sinh sống đi học.

Buổi trưa ngày giữa tuần khu tái định cư vui nhộn bởi tiếng cười đùa của học sinh tan học. Ánh mắt háo hức, vẻ mặt rạng ngời của 5 đứa trẻ trong căn nhà gỗ tuềnh toàng cuối xóm khi mở những hộp cơm có thịt vừa được các thành viên nhóm “Nhịp cầu yêu thương” phát, ngồi túm lại ăn ngon lành.

Để có 1 bữa ăn trưa tươm tất cho các em, thành viên của nhóm “Nhịp cầu yêu thương” đã chuẩn bị nguyên liệu từ 4 giờ sáng, sau đó di chuyển vào thôn Giang Đông, mượn nhà của một hộ dân trong làng để nấu. Mỗi lần sẽ nấu khoảng 150 suất cơm, gồm rau củ và thịt với kinh phí khoảng 1,5 triệu đồng.

Chị Dương Thị Tuyết (trưởng nhóm) cho biết: Nhóm thiện nguyện “Nhịp cầu yêu thương (đóng tại trung tâm huyện Krông Năng) được thành lập từ tháng 8/2015, có 10 thành viên chính thức, trong đó nhiều người đã lập gia đình nhưng đều có chung ngọn lửa đam mê công việc thiện nguyện.

Chương trình “Bữa cơm có thịt” chỉ mới thực hiện từ tháng 12/2017, được tổ chức mỗi tháng một lần, kinh phí do nhóm kêu gọi từ các mạnh thường quân. Từ khi thành lập đến nay, nhóm đã triển khai nhiều chương trình ý nghĩa: trung thu cho em, tết ấm áp – tết trọn yêu thương… và nhiều dự án thiết thực ở xã Ea Dah (huyện Krông Năng) như: dự án đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời (lắp đặt đèn chiếu sáng cho các em nhỏ khu lưu trú 135 tại thôn Giang Đông…

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.