Nỗi lòng của sinh viên ngoại tỉnh khi học tập xa quê

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Những ngày vừa qua, các bạn tân sinh viên đang tất bật chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất các thủ tục nhập học. Bên cạnh tâm trạng háo hức, hồ hởi vẫn còn những nỗi lo lắng và băn khoăn của những tân sinh viên xa quê.

Các giấy tờ nhập học, chi phí ăn ở, phương tiện đi lại, đường sá, mối quan hệ mới... là những lo lắng của các bạn sinh viên ngoại tỉnh khi lần đầu đặt chân đến TP. HCM.

Lần đầu xa quê

Chọn trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) là ‘bến đỗ’ cho bốn năm đại học sắp tới, Đặng Nguyễn Tuấn Tài (quê ở Hà Tĩnh, ngành Lưu trữ học) đã có 24 giờ di chuyển từ quê vào TP. HCM để làm thủ tục nhập học. Chia sẻ về những khó khăn trong lần đầu xa quê, Tuấn Tài tâm sự: “Đây là lần đầu mình vào Sài Gòn. Không khí ở đây hơi ngột ngạt. Do trường ở xa nên mọi thủ tục giấy tờ mình đều phải chuẩn bị kỹ càng để tránh tình trạng thiếu sót. Bên cạnh đó, mình cũng khá lo lắng vì thời gian tới mình phải tự lo mọi việc”.

Nỗi lòng của sinh viên ngoại tỉnh khi học tập xa quê ảnh 1

Những ngày đầu nhập học Tuấn Tài không khỏi lo lắng.

Tương tự như Tuấn Tài, Nguyễn Đặng Anh Quân (quê ở Quảng Trị, ngành Đô thị học) cũng có những lo lắng trong lần nhập học đầu tiên. Anh Quân cho biết, bản thân chưa chuẩn bị tâm lý khi phải rời xa ba mẹ. Mọi thứ đều mới lạ khiến Quân cảm thấy chưa quen từ bạn bè đến những mối quan hệ khác. Hơn nữa, do Quân cũng chưa mang xe máy vào TP. HCM nên việc đi lại bằng xe buýt khiến bạn thấy khá bất tiện.

Nỗi lòng của sinh viên ngoại tỉnh khi học tập xa quê ảnh 2

Anh Quân trong ngày đầu đến trường nhập học.

Không may mắn như nhiều bạn tân sinh viên khác, rần Thị Vân Anh (quê ở An Giang, ngành Luật Kinh tế, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm, TP. HCM) hiện tại vẫn chưa tìm được chỗ ở. Vân Anh chia sẻ: “Mình vẫn chưa tìm được trọ tốt ở gần trường mình học. Điều này làm mình lo lắng rất nhiều. Bên cạnh đó, tổng các chi phí từ học phí nhập học đến các chi phí khác khá cao khiến mình có chút chùn bước”.

‘Chỉ mong con sống tốt’

Đó là những mong mỏi của những bậc phụ huynh khi có con học tại TP. HCM. Chú Kiệt (quê ở Đắk Lắk) tâm sự: “Khi cho con học tập xa tôi có nhiều âu lo. Bởi hiện tại, con tôi vẫn chưa đăng ký được KTX ĐHQG TP. HCM. Ở trọ tại TP. HCM thì rất phức tạp. Nhưng dù sao đây cũng là quyết định của con. Tôi không mong gì hơn ngoài việc bản thân con có thể tự chăm sóc cho bản thân thật tốt, học tập tốt là đủ”.

Cùng con nhập học tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM, nhiều phụ huynh không khỏi vui mừng và xúc động. Bên cạnh sự vui mừng là tâm trạng lo lắng khi con phải tự lập một mình nơi ‘đất khách quê người’. “Lo thì lo thế thôi nhưng tôi vẫn cho chọn theo ước mơ của mình. Bậc làm cha làm mẹ, tôi cố gắng đi cùng con nhập học, lo cho con chu toàn để an tâm hơn. Thấy con phấn khởi, vui vẻ mà tui cũng mừng thầm”, cô Nguyễn Thị Thanh Hà (quê ở Đà Nẵng) chia sẻ khi cùng con nhập học.

Nỗi lòng của sinh viên ngoại tỉnh khi học tập xa quê ảnh 3

Nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng khi cùng con nhập học.

Tự tin và chủ động thích nghi

Hòa chung không khí đón chào tân sinh viên, bạn Lê Huyền Trang (quê ở Hà Tĩnh, năm thứ hai, ngành Đông Phương học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ, năm trước Trang nhập học theo hình thức trực tuyến nên ban đầu cô gặp khá nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục nhập học và thích nghi với môi trường đại học. Đồng thời, Huyền Trang cũng gặp chút tự ti khi giọng nói vẫn còn mang nét đặc trưng của người con Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ‘Nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân, tự tin, học cách thích nghi với môi trường mới, sáng tạo và chủ động trong mọi vấn đề’ là cách mà Huyền Trang vượt qua những khó khăn ban đầu.

Nỗi lòng của sinh viên ngoại tỉnh khi học tập xa quê ảnh 4

Lê Huyền Trang chia sẻ về kinh nghiệm thích nghi của mình trong năm đầu nhập học.

Giống như Huyền Trang, bạn Trần Thị Trúc Giang (quê ở Kiên Giang, năm thứ hai, ngành Công nghệ thực phẩm, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM) cũng có những lo lắng khi phải học tập trong tình hình dịch COVID-19. Trúc Giang cho biết, xuyên suốt học kỳ một của năm nhất, việc học qua online cũng khiến Giang khó làm quen và hòa nhập với bạn bè. Tuy nhiên, Giang đã chủ động khắc phục khi mạnh dạn thể hiện cá tính của mình. Đồng thời, việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền giúp Giang có thêm nhiều mối quan hệ mới.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).
Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.