Nỗi kinh hoàng mang tên 'gia đình thánh chiến'

Mohamed Abdeslam (trái) nói rằng em trai hắn Salah (phải), một trong những tay súng tấn công Paris tối 13/11 hiện đang chạy trốn, chỉ là "một cậu bé bình thường".
Mohamed Abdeslam (trái) nói rằng em trai hắn Salah (phải), một trong những tay súng tấn công Paris tối 13/11 hiện đang chạy trốn, chỉ là "một cậu bé bình thường".
Thuật ngữ “gia đình thánh chiến” có thể gây sốc nhưng không hoàn toàn đáng ngạc nhiên. Mối quan hệ huyết thống giữa các phần tử khủng bố không phải điều mới, nhưng xu hướng "anh em thánh chiến", "gia đình thánh chiến" đang gia tăng và gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân trên toàn thế giới.

Các tay súng thường gọi nhau là “anh em”, và nhắc chung tới “anh em” ở Syria, Afghanistan, Iraq hay nước Pháp. Tại sao lại như vậy? Một phần vì cách gọi này thể hiện tình đoàn kết, sự kết nối tới một tư tưởng chung, nét nhận diện và những nỗ lực chung. Một phần vì “người anh em” còn thường là cách mà các chàng trai trẻ trên toàn thế giới gọi nhau. Nhưng cách gọi này nhiều khi phản ánh thực tế quan hệ của họ, khi những người gọi nhau là “anh em” thực sự có quan hệ máu mủ, có chung cha mẹ, và lớn lên cùng nhau. 

Những kẻ tấn công Paris tối 13/11 vừa qua được xác nhận là bao gồm Ibrahim Abdeslam – kẻ nổ bom tự sát bên ngoài nhà hàng Comptoir Voltaire và Salah Abdeslam đang chạy trốn. Người anh em thứ 3 của nhà Abdeslam, Mohammed, bị bắt giữ ở Bỉ hôm 16/11 và đã được thả sau khi thẩm vấn.

Sau khi được thả, hắn bác bỏ mọi sự liên quan tới các hành động của những anh em: “Tôi bị buộc tội tham gia tấn công khủng bố… nhưng tôi không hề có liên quan gì tới vụ việc ở Paris. Cha mẹ tôi vô cùng bàng hoàng trước thảm kịch này. Hai người anh em của tôi bình thường và tôi chưa từng nhận ra điều gì lạ lùng”. Abdel-Hamid Abu Oud, kẻ bị tình nghi là chủ mưu loạt vụ tấn công Paris tối 13/11, đã tuyển mộ chính em trai 13 tuổi của mình. Em trai hắn đã tới Syria được nhìn thấy trên một xe tải kéo lê xác binh sĩ quân đội Syria trong một video. 

Còn rất nhiều ví dụ khác, ở nhiều nước khác khau: Hai anh em nhà Kouachis tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo hồi tháng 1 năm nay. Anh em nhà Tsarnaev là thủ phạm gài bom giải Marathon ở Boston, Mỹ năm 2013. Anh trai của Mohammed Merah, kẻ sát hại 7 người ở Toulouse, Pháp hồi năm 2012, vẫn đang bị giam giữ, mặc dù vai trò của hắn trong các cuộc sát hại và cực đoan hóa của thủ phạm vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Nỗi kinh hoàng mang tên 'gia đình thánh chiến' ảnh 1 Hai anh em Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev, thủ phạm gài bom giải Marathon Boston năm 2013.

Quan hệ anh em cũng phổ biến giữa những người tới Syria, Iraq hay các vùng chiến sự khác. Ít người đi tới Trung Đông một mình, hầu hết đi cùng bạn bè thân thiết hay các thành viên gia đình. Ba anh em tuổi từ 17-21, từ Brighton, đã rời Anh để gia nhập mặt trận al-Nusra, một nhánh của Al-Qaeda ở Syria. Ngoài ra, Aseel Muthana, một nam sinh 17 tuổi đã đi cùng anh trai, một sinh viên y khoa, gia nhập IS. Hồi tháng 10, một tòa án Anh phát hiện 2 anh em Iftekhar Jaman đã có 2 năm giúp đỡ và khuyên những người tìm đường tới Syria lập một nhà nước Hồi giáo. Cả hai đều bị kết án có hành vi khủng bố. 

Thuật ngữ “gia đình thánh chiến” có thể gây sốc nhưng không hoàn toàn đáng ngạc nhiên. 10 năm trước, các quan chức tình báo quân sự Mỹ tại Iraq đã nhận định rằng một gia đình có thành viên hoạt động khủng bố thì rất có khả năng các thành viên khác cũng sẽ tham gia vào các hành vi bạo lực cực đoan. Đó có thể là anh em trai, hay một người cha. Abdel-Majed Abdel Bary, một rapper người Anh đã gia nhập hàng ngũ IS, là con trai của Adel Abdel Bary, một tay súng Ai Cập tới Anh năm 1991 và sau đó bị kết án ở Mỹ vì tham gia cuộc tấn công của Al-Qaeda vào các đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi năm 1998. Gần đây, tại Anh, cùng với các anh em trai, cha mẹ của các tay súng thánh chiến đã bị bắt giữ và nhiều đối tượng bị buộc tội có hành vi phạm tội liên quan tới Syria.

Một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ New America (Mỹ) cho thấy hơn 25% các tay súng phương Tây có quan hệ gia đình với các tay súng thánh chiến, hoặc là họ hàng với những người đang chiến đấu ở Syria và Iraq, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ khác với các tay súng thánh chiến hay những kẻ tấn công khủng bố. Nghiên cứu cũng kết luận rằng 60% trong số những tay súng phương Tây có quan hệ gia đình với các tay súng thánh chiến có một người họ hàng cũng đã tới Syria tham chiến. 

Một nghiên cứu gần đây của Đại học bang Pennsylvania, Mỹ thì phát hiện rằng phần lớn trường hợp trong số các vụ tấn công do những “con sói độc hành” thực hiện, những người trong gia đình ý thức được cam kết của cá nhân đó đối với hệ tư tưởng cực đoan riêng biệt. Trong 64% các trường hợp, gia đình và bạn bè biết được ý định của cá nhân thực hiện hành vi khủng bố vì những kẻ khủng bố trực tiếp nói với họ.

Tiến sĩ Rik Coolsael, một chuyên gia Bỉ nghiên cứu về các mạng lưới khủng bố địa phương, nhận định: “Tuyển mộ cơ bản là dựa vào những mối quan hệ. Quan hệ huyết thống và tình bạn quan trọng hơn nhiều so với tôn giáo, nơi ở hay bất cứ gì khác. Đây là một hiện tượng nhóm mạnh mẽ”. 

Theo Theo Báo Tin Tức
MỚI - NÓNG