Nô lệ tình dục tiết lộ cuộc sống trong nhà đao phủ người Australia

Một trong số những phụ nữ trốn thoát khỏi phiến quân người Australia Khaled Sharrouf kể về tội ác của hắn. Ảnh: ABC.
Một trong số những phụ nữ trốn thoát khỏi phiến quân người Australia Khaled Sharrouf kể về tội ác của hắn. Ảnh: ABC.
Sau khi từ chối kết hôn với một phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Kaleela được "nhượng" lại cho đao phủ khét tiếng người Australia với giá 42 USD.

Bị IS bắt giữ khi đang chạy trốn khỏi ngôi làng Tel Qassab, phía bắc Iraq, hồi tháng 8 năm ngoái, một phụ nữ trẻ người Yazidi tiết lộ câu chuyện cô thoát khỏi việc "kết hôn" với một tay súng Hồi giáo người Australia như thế nào.

Kaleela (tên giả), 19 tuổi, ban đầu bị nhốt tại một ngôi nhà ba tầng ở Mosul, trước khi được đưa tới nơi ẩn náu của phiến quân Hồi giáo tại Syria.

Trong buổi lấy lời khai nhân chứng tới các luật sư Iraq, Kaleela kể: "Tầng một dành cho nhóm phụ nữ và các cô gái Yazidi, còn tầng hai là các thủ lĩnh của IS. Chúng tôi ở tòa nhà đó suốt 15 ngày và phải chịu đựng nhiều hành vi phi nhân tính như bị bán làm nô lệ. Hàng ngày, những người đàn ông sẽ đến để mua chúng tôi".

Khi Kaleela từ chối kết hôn cùng Abu Ayoub, một thành viên của IS, hắn đã bán cô cho Khaled Sharrouf. Trong hàng ngũ IS, người đàn ông Australia này có tên là Abu Zarqawi. Hắn chính là người đã hành quyết nhiều nạn nhân ở Iraq rồi chụp hình cùng thủ cấp của họ. Sharrouf quảng cáo bản thân là một chiến binh của thánh Allah nhưng thực ra hắn là một kẻ lạm dụng phụ nữ.

"Tôi và người bạn 11 tuổi bị tách ra. Tôi bị bán cho Abu Zarqawi với giá 42 USD, rồi được đưa tới nhà hắn ở ngoại ô thành phố Raqqa, cách đó khoảng 5 phút đi ôtô", Kaleela cho biết.

Tại nhà Sharrouf, Kaleela phát hiện sáu cô gái khác cũng ở đó. Bốn người trong số này đến từ làng Kojo, hai người còn lại ở Till Azir và Hatmyah. Sharrouf đưa tất cả bọn họ vào một căn phòng giống như phòng khách và phân công nhiệm vụ.

"Hắn bảo tôi: 'Cô và cô kia (một phụ nữ khác được giấu tên) sẽ là Nikah của tôi, còn những người khác làm người hầu. Khi hắn ra lệnh cho tôi lên lầu, tôi bảo: 'Chúng tôi cũng giống như con gái của ông, sao ông có thể làm điều đó với chúng tôi? Hắn rất tức giận khi nghe tôi nói vậy liền quát: 'Ta mua các cô về làm vợ, không phải làm con gái", Kaleela nhớ lại.

Theo News.com.au, Nikah có nghĩa là vợ của các phiến quân IS, những kẻ cho rằng mình có quyền kết hôn cùng phụ nữ mua được và biến họ thành nô lệ. Sharrouf dọa sẽ bán Kaleela cho một kẻ khác trong nhóm khủng bố của hắn. Với sự giúp đỡ của một phụ nữ, Kaleela và sáu người khác có thể gọi điện thoại và bí mật lên kế hoạch bỏ trốn.

"Bố mẹ chúng tôi nói rằng: 'Gia đình đang cố gắng mua con từ tay IS'. Họ đã thuê ai đó để đón chúng tôi lúc 4h sáng tại địa điểm gần tòa nhà chúng tôi đang sống", Kaleela cho biết.

Nô lệ tình dục tiết lộ cuộc sống trong nhà đao phủ người Australia ảnh 1

Trong video IS công bố hôm 7/2, đao phủ được tin là Khaled Sharrouf (cầm dao) đang chuẩn bị hành quyết một tù binh. Ảnh: News.

Những phụ nữ này được đưa tới một ngôi nhà an toàn và được đưa cho quần áo màu đen. Nhờ đó, họ qua được các chốt kiểm tra của IS. Câu chuyện trốn thoát của Kaleela và các phụ nữ khác chỉ được tiết lộ sau khi luật sư kiêm thành viên của Lực lượng đặc biệt chống tội ác diệt chủng người Kurd, Hugo Charlton, có được chia sẻ của cô từ các đồng nghiệp Iraq.

"Khoảng 2.000 đến 4.000 phụ nữ Yazidi bị biến thành nô lệ và bị lạm dụng. Thật là một sự vi phạm trắng trợn. Những thủ phạm như Khaled Sharrouf phải bị đưa ra pháp luật", Hugo nói.

Cuộc sống của Kaleela hiện vẫn nguy hiểm bởi cô đã chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng nó sẽ là bằng chứng tại Tòa án chống tội ác quốc tế. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu phụ nữ khác Sharrouf đã mua kể từ khi Kaleela may mắn trốn thoát.

"Cô ấy trở về với bạn bè, gia đình và đang cố gắng vượt qua mọi chuyện", Hugo cho hay.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.