Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm 12% nợ công

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ năm 2015 tới nay, Bộ Tài chính đã giảm cấp bảo lãnh Chính phủ với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Hiện nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 12% nợ công.
Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm 12% nợ công ảnh 1

Bộ Tài chính vừa có báo cáo Chính phủ về Dự thảo Đề án cơ cấu DNNN giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có đánh giá về nội dung cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay của DNNN.

Theo đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra khi cấu lại DNNN giai đoạn 2016-2015 là tăng cường quản lý, giám sát việc vay nợ và sử dụng vốn vay của DNNN, nhất là vay nước ngoài; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới.

Do đó, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2015 với quy định, DNNN được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm và phải được Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

Trước quy định trên, theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, việc cấp bảo lãnh Chính phủ giúp đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, cấp bách, giúp DN thu xếp vốn trong và ngoài nước thuận lợi.

Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án, với tổng số vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD (trong đó vốn nước ngoài 14 tỷ USD), thời hạn trả nợ bình quân 12 năm. Tổng tiền vay cam kết bảo lãnh giai đonạ này cao gấp 3 lần giai đoạn 2007-2010.

Do đó, năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội phương án giảm mức rút vốn ròng hàng năm của các dự án, với vốn vay nước ngoài khống chế ở mức 1,5 tỷ USD, vốn trong nước là 5.000 tỷ đồng. Giải pháp này nhằm giảm tác động của vốn vay được bảo lãnh lên nợ công.

Do đó, giai đoạn 2018 – 2020, Bộ Tài chính đã điều hành đảm bảo dư nợ bảo lãnh năm 2020 không vượt quá dư nợ năm 2015. Cụ thể, năm 2016 chỉ cấp bảo lãnh Chính phủ cho 1 dự án với giá trị 170 triệu USD; năm 2017 không cấp bảo lãnh mới, nhưng có 1 số dự án đăng ký trước đó chuyển sang và được thu xếp vốn với tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ USD (chủ yếu dự án điện); năm 2018 cấp bảo lãnh thêm 2 dự án điện với giá trị hơn 1,6 tỷ USD; năm 2019 không cấp bảo lãnh.

Việc hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ đã giúp tổng dư nợ nhóm này giảm dần theo mục tiêu đề ra.

Cụ thể, hết năm 2019, tổng giá trị giải ngân các dự án bảo lãnh Chính phủ khoảng 46.000 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn vay nước ngoài là 44.950 tỷ đồng, vay trong nước là 1.050 tỷ đồng.

Tổng số trả nợ gốc dự kiến 42.395 tỷ đồng, trong đó trả nước ngoài 36.590 tỷ đồng, trả trong nước 5.805 tỷ đồng.

Số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay nước ngoài dự kiến là 363 triệu USD (tương đương 8.360 tỷ đồng) nằm trong hạn mức tối đa 700 triệu USD; số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay trong nước dự kiến âm 4.750 tỷ đồng (trả cũ cao hơn vay mới) và tiếp tục giảm.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.