Nợ công sẽ đạt đỉnh trong năm nay

Nợ công sẽ đạt đỉnh trong năm nay
TP - Bộ Tài chính tính toán, nợ công của Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong năm 2017 sau đó sẽ giảm dần. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề do Bộ Tài chính tổ chức chiều 31/5.

Theo Bộ Tài chính, nợ công tính hết năm 2016 bằng khoảng 63,7% GDP, năm 2017 dự kiến bằng khoảng 64,8% GDP. Sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64,7% GDP), năm 2020 bằng 63,7% GDP. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được với điều kiện tăng trưởng GDP ở mức từ 6,7 – 7% mỗi năm.

Đặc biệt, chính thức từ tháng 7 tới, Việt Nam sẽ không còn được Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay ODA theo điều kiện ưu đãi dành cho các nước thu nhập thấp (vốn IDA). Do Việt Nam đã thành nước thu nhập trung bình thấp. Sau đó, các nhà tài trợ khác (ADB, Nhật Bản) cũng bắt đầu cắt giảm khoản vay ưu đãi cho Việt Nam. Việt Nam sẽ phải chuyển sang vay vốn theo điều kiện thị trường, ít ưu đãi hơn. Hiện 98% vốn vay nước ngoài của Việt Nam là vay ODA và ưu đãi, với lãi suất từ 1-1,5%/năm, xu hướng lãi vay tiếp tục tăng khi điều kiện ưu đãi giảm.

Bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, do các khoản vay ưu đãi ngày càng ít, nên cơ chế phân vốn ODA từ Chính phủ cho các địa phương sẽ được thay bằng việc địa phương vay lại. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Giai đoạn 2004-2015, Việt Nam vay nước ngoài khoảng 45 tỷ USD. Trong đó, có tới 92,2% số vốn được cấp phát cho địa phương, chỉ 7,8% nguồn vốn cho địa phương vay lại. “Địa phương mong muốn được dùng vốn cấp phát để đỡ áp lực trả nợ cho ngân sách địa phương. Nhưng giờ phải vay lại để có trách nhiệm hơn với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn”, bà Thảo nói. Theo bà Thảo, với các cơ chế, chính sách tại Nghị định 52/2017 về cho vay lại vốn vay nước ngoài, hy vọng hiệu sử dụng vốn vay nước ngoài sẽ được cải thiện.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.