Những trường hợp nào bị cấm sử dụng Chứng minh nhân dân?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chứng minh nhân dân vốn là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân và đang dần được thay thế bởi Căn cước công dân gắn chip. Trong một số trường hợp dưới đây, Chứng minh nhân dân bị cấm sử dụng.

Khi một người dùng hai hoặc nhiều Chứng minh nhân dân

Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân.

Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều Chứng minh nhân dân. Trường hợp mất Chứng minh nhân dân đã được cấp lại Chứng minh nhân dân khác, nếu tìm thấy Chứng minh nhân dân đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.

Khi thôi/ bị tước quốc tịch Việt Nam

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nan, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng Chứng minh nhân dân nữa.

Những trường hợp nào bị cấm sử dụng Chứng minh nhân dân? ảnh 1

Khi nào Chứng minh nhân dân bị cấm sử dụng? (Ảnh minh họa)

Khi ra nước ngoài định cư

Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng Chứng minh nhân dân. Trong trường hợp này, Chứng minh nhân dân cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).

Người có thẩm quyền thu hồi Chứng minh nhân dân trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp Chứng minh nhân dân.

Khi dùng Chứng minh nhân dân của người khác

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng Chứng minh nhân dân của người khác sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.

Từ năm 2036 trở đi

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là Chứng minh nhân dân 9 số hay 12 số).

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip thay cho Chứng minh nhân dân. Nghĩa là, những người được cấp Chứng minh nhân dân từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, Chứng minh nhân dân chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng Chứng minh nhân dân sau thời điểm bị cấm.

Những trường hợp khác

Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Việc sử dụng Chứng minh nhân dân trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Những trường hợp nào bị cấm sử dụng Chứng minh nhân dân? ảnh 5
Theo Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm