Những thông tin quan trọng mà người dân cần biết trước ngày chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong suốt nhiều năm, Sổ hộ khẩu luôn là giấy tờ quan trọng chứng minh thông tin cư trú trong phần lớn các thủ tục hành chính, thế nhưng từ ngày 1/1/2023 sổ hộ khẩu giấy sẽ bị "khai tử". Sau đây là những thông tin quan trọng về việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy mà người dân nên biết.

Khi nào chính thức bỏ Sổ hộ khẩu?

Từ ngày 1/1/2023, Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử” và hết giá trị sử dụng. Việc quản lý thông tin cư trú của công dân qua cuốn Sổ hộ khẩu giấy sẽ được thay thế hoàn toàn bằng phương thức điện tử (hay còn gọi là Sổ hộ khẩu điện tử).

Bỏ Sổ hộ khẩu không phải là không cần đăng ký hộ khẩu, mà có nghĩa là không cần đến cuốn Sổ hộ khẩu giấy khi đi làm các thủ tục hành chính. Nhà nước vẫn duy trì quản lý thông tin cư trú, người dân vẫn cần thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo quy định.

Những thông tin quan trọng mà người dân cần biết trước ngày chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Bỏ Sổ hộ khẩu, thay thế bằng giấy tờ gì?

Giấy xác nhận thông tin về cư trú

Hiện nay, Sổ hộ khẩu thường được sử dụng để chứng minh thông tin về cư trú khi tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính. Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, công dân có thể sử dụng giấy tờ khác có nội dung tương tự là Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế.

Căn cước công dân gắn chip

Gần đây, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã hướng dẫn các Bộ, ngành sử dụng thông tin trên Căn cước công dân gắn chip thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu để chứng minh thông tin cá nhân và nơi cư trú khi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về lai lịch, nhận dạng của công dân. Do có con chip điện tử kết nối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư nên thông tin trên thẻ này có mức độ chính xác và bảo mật cao.

Ngoài các thông tin cơ bản được in trên thẻ như: Số Căn cước công dân (số định danh cá nhân); Họ tên khai sinh; Ảnh chân dung; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Đặc điểm nhân dạng… Con chip trên thẻ Căn cước còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại như: Chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học…

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân, khi xuất trình thẻ Căn cước, công dân không cần xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận các thông tin đã có trên Căn cước công dân.

Tài khoản định danh điện tử

Trước thời điểm bỏ Sổ hộ khẩu, Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, bãi bỏ các yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu để sử dụng ứng dụng định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân, dữ liệu dân cư khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cho công dân tại Nghị quyết 121/NQ-CP ban hành ngày 11/9/2022.

Theo đó, tài khoản định danh điện tử cá nhân là một trong những phương thức thay thế Sổ hộ khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Tài khoản định danh điện tử cá nhân của công dân Việt Nam có 02 mức độ với giá trị sử dụng như sau:

- Mức độ 1: Chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Người đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp được tự đăng ký thông qua ứng dụng VNelD trên điện thoại.

- Mức độ 2:

+ Tương đương với sử dụng thẻ Căn cước công dân có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

+ Cung cấp thông tin về các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó. Ví dụ như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe…

Với tài khoản định danh cá nhân mức độ 2, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để đăng ký.

Những thông tin quan trọng mà người dân cần biết trước ngày chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Những việc cần làm khi bỏ Sổ hộ khẩu?

Nếu vẫn đang sử dụng giấy Chứng minh nhân dân cũ thì người dân nên đổi ngay sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Bởi lẽ, việc sử dụng Căn cước công dân gắn chip để xuất trình thay Sổ hộ khẩu là tiện lợi nhất.

Khi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể đăng ký cùng lúc tài khoản định danh điện tử cá nhân để sử dụng thay Sổ hộ khẩu trong các thủ tục hành chính trong trường hợp quên không mang Căn cước công dân trong ví.

Hơn nữa, tài khoản định danh điện tử còn có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiệm chủng... cùng với hàng loạt các tính năng đáng chú ý như trình báo tội phạm, thanh toán điện tử...

Ngoài ra, người dân cũng có thể xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để dùng thay Sổ hộ khẩu trong một số trường hợp bằng cách trực tiếp cơ quan đăng ký cư trú hoặc gửi yêu cầu online qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia (theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA).

Những thông tin quan trọng mà người dân cần biết trước ngày chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?