Những thói quen 'phá hủy hoàn toàn' hai quả thận, nhiều người Việt vô tư làm hằng ngày

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Rất nhiều người đang thực hiện những thói quen mà không hề nghĩ mình đang 'đầu độc' chính cơ thể mình, đặc biệt là khiến thận bị tổn thương. Trong những năm gần đây, số người mắc bệnh thận ngày càng gia tăng, nguyên nhân sâu xa liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

Thận là một cặp cơ quan nằm ở phần thấp trong ổ bụng, mỗi thận nằm một bên của cột sống.

BS Hà Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết chức năng chính của bộ phận này là loại bỏ các chất độc - là sản phẩm của quá trình chuyển hóa, nước dư thừa trong máu và duy trì thăng bằng kiềm toan.

Khi bị suy giảm chức năng, thận không thể thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì độc tố và gây ra các rối loạn như: Thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu... dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, phù… thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nên nước tiểu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ước tính mỗi ngày 2 thận khỏe mạnh sẽ lọc khoảng 200 lít máu và tạo ra 2 lít nước tiểu.

Thận giúp giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết trong máu, do đó, nhiệm vụ của bạn là giữ cho thận khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó.

Tuy nhiên nhiều người hiện nay chưa biết cách bảo vệ sức khỏe của mình, lâu dần sẽ khiến thận bị tổn thương. Trong những năm gần đây, số người mắc bệnh thận ngày càng gia tăng, nguyên nhân sâu xa liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

Thường xuyên nhịn tiểu

Khi nhịn tiểu, nồng độ nước tiểu sẽ tăng dần, lúc này dễ ảnh hưởng đến thận, quá trình đào thải chất độc, rác thải ra ngoài cũng sẽ hình thành hấp thu nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.

Tác hại trực tiếp nhất của việc nhịn tiểu là làm tổn thương bàng quang và mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu. Trường hợp nặng chỉ cần đến bệnh viện để làm sạch niệu đạo. Nếu cứ tiếp tục như vậy, không chỉ bàng quang bị nhiễm vi khuẩn mà chức năng thận cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Uống ít nước

Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải từ quá trình trao đổi chất khỏi cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Để làm điều này, thận cần nước và đúng hơn là cần một lượng nước nhất định. Khi bạn không uống đủ nước, máu sẽ bị cô đặc và lưu lượng máu đến thận sẽ ít hơn. Do đó, việc này cản trở thận loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, dẫn đến rất nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng uống quá nhiều nước cũng không tốt cho thận. Do đó, bạn nên tránh uống quá nhiều nước. Sự cân bằng lượng nước cung cấp cho cơ thể là chìa khóa để bảo vệ thận.

Tiêu thụ quá nhiều muối

Đây cũng là thói quen xấu, gây hại cho thận của bạn. Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối ăn vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa. Điều này có thể dẫn đến giảm chức năng thận. Lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao thường xuyên sẽ gây hại thận và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Thường xuyên thức khuya

Thức khuya rất dễ gây hại cho cả gan và thận, việc thường xuyên thức khuya sẽ làm suy kiệt sức khỏe, thậm chí còn làm bạn trở nên uể oải, suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể, từ đó khiến chức năng thận làm việc kém.

Điều quan trọng nhất của giấc ngủ là bạn phải đáp ứng hai vấn đề. Một là ngủ đều đặn, hai là ngủ đủ thời gian. Nếu giấc ngủ của bạn chưa đáp ứng được hai điểm này thì khả năng cao thận sẽ bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá sẽ tàn phá các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến thận của bạn. Thậm chí có thể làm mất chức năng thận và làm cho các bệnh thận bạn đang mắc phải trở nên tồi tệ hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa hút thuốc lá và các bệnh liên quan đến thận. Trong thực tế, hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối và suy thận.

Uống nhiều rượu

Thận giúp cơ thể bạn lọc các chất có hại cho cơ thể, bao gồm cả rượu. Vì vậy, khi bạn uống nhiều rượu, thận của bạn phải chịu nhiều áp lực, làm việc nhiều hơn. Uống rượu thường xuyên làm hại hệ thống tiết niệu của bạn. Rượu làm cơ thể mất nước trầm trọng và mức độ dư thừa rượu trong cơ thể sẽ khiến các cơ quan của bạn bị thiếu nước dẫn đến hoạt động kém. Rượu cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh gan, do đó làm cản trở sự điều hòa lưu lượng máu đến thận.

Dùng nhiều thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng để giúp giải quyết vô số vấn đề nhưng uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể làm hỏng thận của bạn. Các loại thuốc giảm đau như aspirin làm giảm lưu lượng máu đến thận. Những loại thuốc này cũng gây hại trực tiếp đến mô thận, làm hỏng chức năng của nó. Mỗi năm 3% đến 5% trường hợp suy thận mới là do sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau này.

Sinh hoạt tình dục quá thường xuyên

Nếu vợ chồng hành sự quá thường xuyên sẽ khiến dương khí của nam giới bị suy giảm, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của thận, lâu dần còn dẫn đến tinh khí của thận không đủ, tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cả nam và nữ đều nên kiềm chế, sức khỏe tốt mới là điều quan trọng nhất.

10 dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã mắc bệnh thận

Cách duy nhất để nhận biết bệnh thận hay không là làm xét nghiệm chức năng thận. Các chuyên gia khuyến khích những người thuộc một trong các trường hợp sau đây cần đặc biệt tầm soát bệnh thận hàng năm, bao gồm: Người từ 60 tuổi trở lên; Mắc bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường; Tiền sử gia đình mắc bệnh suy thận.

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bệnh thận nào dưới đây.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc khó tập trung

Mệt mỏi, khó tập trung là một trong các dấu hiệu thận có vấn đề xấu. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, kéo theo hệ quả là những tế bào khác không được cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động.

Do đó, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên suy nhược hơn bao giờ hết.

Khó ngủ có thể là triệu chứng bệnh thận

Khi hoạt động lọc – thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng béo phì có thể có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh thận mạn tính. Mặt khác, họ cũng cho biết chứng ngưng thở khi ngủ thường có xu hướng phát sinh ở những người gặp vấn đề với thận.

Da khô và ngứa

Khi khỏe mạnh, thận đảm nhiệm rất nhiều vai trò, chẳng hạn như:

  • Lọc và thải trừ độc tố, tạp chất
  • Đào thải dịch dư thừa
  • Hỗ trợ sản sinh hồng cầu
  • Góp phần cải thiện sức khỏe của xương
  • Duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu

Do đó, tình trạng da khô và ngứa có thể là một trong nhiều dấu hiệu bệnh thận thường thấy. Khi thận mất khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, một loạt các bệnh lý liên quan đến xương và chất khoáng có thể phát sinh, gây ngứa hoặc khô da.

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu – biểu hiện của bệnh thận

Một dấu hiệu bệnh thận phổ biến khác là nhu cầu đi tiểu bỗng dưng tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do “bộ lọc” của thận đã chịu thương tổn nên kích thích nhu cầu đi vệ sinh của bạn.

Đôi khi điều này cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới.

Máu lẫn trong nước tiểu

Lẫn máu trong nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu thận có vấn đề. Thông thường, thận sẽ giữ lại tế bào hồng cầu trong cơ thể khi lọc độc tố và chất thải từ máu ra để tạo thành nước tiểu. Tuy nhiên, khi các vấn đề sức khỏe về thận phát sinh, hồng cầu có nguy cơ lẫn vào trong nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể.

Không chỉ là dấu hiệu bệnh thận, đi tiểu ra máu còn có khả năng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, ví dụ như: Ung thư thận; Sỏi thận; Nhiễm trùng thận

Thận có vấn đề làm nước tiểu nổi nhiều bọt

Tình trạng nước tiểu nổi quá nhiều bọt bong bóng có thể cảnh báo nước tiểu có chứa protein. Theo các chuyên gia giải thích, hiện tượng trên tương tự như khi bạn thấy bọt xuất hiện lúc đánh trứng.

Dấu hiệu bệnh thận: Bọng mắt xuất hiện và kéo dài nhiều ngày

Protein lẫn trong nước tiểu là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương. Hơn thế nữa, việc thiếu protein này cũng làm cho bọng mắt có khả năng xuất hiện trong nhiều ngày liên tục.

Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân

Chức năng thận suy giảm có thể khiến natri tồn đọng trong cơ thể, từ đó bắt đầu tích trữ dịch cơ thể ở mắt cá chân hoặc bàn chân, khiến chúng sưng phù lên.

Ngoài ra, sưng chi dưới còn là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và hàng loạt vấn đề mạn tính khác liên quan đến tĩnh mạch ở chân.

Thận có vấn đề gây mất khẩu vị, chán ăn

Trong một số trường hợp, bác sĩ cho rằng sự tích tụ độc tố do chức năng thận suy giảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất khẩu vị và chán ăn.

Cơ bắp bị chuột rút có thể là dấu hiệu bệnh thận

Khi bệnh thận phát sinh, vấn đề mất cân bằng điện giải cũng có nguy cơ xảy ra. Nồng độ canxi quá thấp hoặc hàm lượng phốt pho không được kiểm soát có thể góp phần dẫn đến tình trạng chuột rút ở cơ bắp.

10 dấu hiệu của bệnh lý suy thận

BS Hà Mạnh Hùng và BSCKII Lê Duy Lạc, Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức (TP HCM), chia sẻ 10 dấu hiệu của bệnh lý suy thận.

Mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất tập trung

Chất độc tích tụ trong máu có thể là nguyên nhân gây yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một biến chứng khác của suy thận là thiếu máu cũng góp phần gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Khó ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra răng có mối liên hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mạn. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây tổn thương thận một phần do ngăn cơ thể nhận đủ oxy.

Mặt khác, bệnh thận mạn gây hội chứng ngưng thở khi ngủ theo cơ chế làm hẹp đường thở, tích tụ chất độc…

Da khô và ngứa

Chức năng loại bỏ các chất cặn bã, độc hai ra khỏi máu của thận bị suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây phát ban, ngứa ở da.

Theo thời gian, các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể mất cân bằng dẫn đến các bệnh về da, xương.

Đau hông lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau hông lưng, ngay phía dưới khung xương sườn (một hoặc cả hai bên), cảm giác đau có thể lan ra phía trước vùng chậu hoặc vùng hông. Cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh.

Co rút cơ

Chuột rút chân hoặc những vị trí khác là một trong các dấu hiệu suy thận. Mất cân bằng nồng độ natri, kali,calci và các chất điện giải khác gây gián đoạn hoạt động của cơ và thần kinh.

Hơi thở có mùi hôi

Khi chất thải tích tụ trong máu mà không thể thải ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng tăng ure huyết biểu hiện qua mùi hôi ở miệng.

Ngoài ra, nồng độ cao các chất độc hại trong máu có thể làm thay đổi mùi vị thức ăn đồng thời để lại vị kim loại trong miệng. Điều này cũng góp phần gây chán ăn và thiếu dinh dưỡng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Chán ăn, có cảm giác buồn nôn, nôn

Bệnh thận có thể gây ra buồn nôn hoặc nôn mửa và cảm giác khó chịu ở dạ dày do do urê huyết gây nên tình trạng này. Điều đó làm giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí thỉnh thoảng có thể gây sụt cân.

Khó thở

Do thiếu máu, người bệnh thận mạn tính thường thở nông, khó thở.

Một nguyên nhân khác là sự tích tụ dịch trong cơ thể. Trường hợp này có thể gây khó khăn trong việc lấy hơi thở hoặc nghiêm trong hơn bạn có thể cảm thấy như sắp chết đuối khi muốn nằm xuống để nghỉ ngơi.

Phù

Khi thận không thể loại bỏ natri tốt, các chất này tích tụ trong cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến phù bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc khuôn mặt, mi mắt và đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Protein bị rò rỉ ra ngoài theo nước tiểu có thể biểu hiện bằng bọng mắt.

Thay đổi về đi tiểu hoặc nước tiểu

Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu đồng thời loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Vì vậy những thay đổi về tần suất đi tiểu, mùi, màu sắc và các thay đổi của nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu suy thận.

Người bị suy thận có thể tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.