Những thành quả đầu tiên của công nghiệp quân sự Việt Nam

Những thành quả đầu tiên của công nghiệp quân sự Việt Nam
TPO - Với sự tham gia của Viettel trong hoạt động nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị thông tin quân sự, Việt Nam đã có những thành công bước đầu nhưng chắc chắn trong ngành công nghiệp này.

> Phía sau thành tựu bất ngờ của công nghiệp quân sự Việt Nam

> Viettel: Những người lính ‘chiến đấu’ thời bình (P2)

Nhắc đến công nghiệp quốc phòng thế giới, người ta thường nghĩ đến những tổ hợp công nghiệp quốc phòng hùng hậu của các nước lớn như Mỹ, Nga và một số nước thuộc Liên Xô (cũ), một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Israel…

Rất ít người nghĩ Việt Nam có thể tham gia vào ngành công nghiệp thiết bị quân sự. Thế nhưng, vài năm gần đây, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) đã có những bước khởi đầu và gặt hái được thành công lớn trong lĩnh vực này.

Giới thiệu các sản phẩm công nghiệp quân sự với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang được các kỹ sư của Viettel giới thiệu về hệ thống quản lý vùng trời. Một hệ thống tương tự đã từng được Isarel chào bán tại Việt Nam với giá 100 triệu USD và từ chối chuyển giao công nghệ khi Viettel đưa đề nghị. 3 tháng sau, phía Isarel quay lại, nhận thấy kết quả nghiên cứu của Viettel liền giảm giá xuống chỉ còn 60 triệu USD. Đến nay, đối tác này đã ra mức giá 20 triệu USD chuyển giao công nghệ khi chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của khí tài quân sự Việt Nam dưới bàn tay của các kỹ sư Viettel..

Hiện nay, Viettel đã làm chủ công nghệ và sản xuất được toàn bộ trang thiết bị thông tin dành cho Lục quân, hệ thống rada cảnh giới vùng trời và tiếp tục chinh phục những thiết bị thông tin cho Không quân, Hải quân... Các thiết bị quân sự do các kỹ sư người Việt Nam của Viettel nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất nên đảm bảo bí mật quân sự cao, có thể điều chỉnh theo yêu cầu của từng giai đoạn hiện đại hóa quân sự quốc gia.

Sản phẩm của Viettel từng bước khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp quân sự
VRS641 là máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn được sử dụng để triển khai trong các trạm phát trong toàn quân. Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Thiết bị này được tích hợp thêm các tính năng mới như khả năng nhớ tần số công tác, hiển thị và quét kênh nhớ; giao tiếp với PC để tự động nhận lệnh truyền các các tin đã biên dịch từ chữ cái dưới dạng Morse và phát khi được kích hoạt.

Với bước khởi đầu vững chắc, Viettel chắc chắn sẽ còn đạt được những thành tựu mới trên con đường phát triển một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, góp phần vào công cuộc bảo đảm an ninh quốc phòng.

Đồng thời, với những thành công mà Viettel nói riêng và ngành công nghiệp quân sự Việt Nam nói chung đã đạt được, vị thế quân sự của Việt Nam đã được đưa lên một tầm cao mới, góp mặt trên bản đồ thiết bị quân sự thế giới.

Xem thêm ảnh:

Một sản phẩm của Viettel phục vụ hiệu quả cho các nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam

VRS642 là máy phát vô tuyến điện sóng ngắn có khả năng phát liên tục 24/24h với hai chế độ công suất cao (150W) và công suất thấp (50W). Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Máy được sử dụng kèm với bộ điều hưởng ăng ten (ATU) giúp phối hợp trở kháng tốt, thời gian điều hướng ngắn và độ chính xác cao.

VRS651 máy thu vô tuyến điện sóng ngắn chuyên dụng, hoạt động ở các dải tần từ 2MHz đến 29,99999MHz. Trong máy sử dụng bộ dao động thạch anh bù nhiệt nên có độ ổn định và chính xác tần số cao, ít bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường thay đổi. Máy có khả năng quét theo kênh nhớ và tần số, gọn nhẹ, dễ di chuyển
VRS651 máy thu vô tuyến điện sóng ngắn chuyên dụng, hoạt động ở các dải tần từ 2MHz đến 29,99999MHz. Trong máy sử dụng bộ dao động thạch anh bù nhiệt nên có độ ổn định và chính xác tần số cao, ít bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường thay đổi. Máy có khả năng quét theo kênh nhớ và tần số, gọn nhẹ, dễ di chuyển.
VRU812 là máy thu phát vô tuyến điện sóng cực ngắn ứng dụng kỹ thuật nhảy tần, và là thiết bị cấp chiến thuật. Máy có chế độ liên lạc thoại tần số cố định, thoại mã hóa tần số cố định, nhảy tần và truyền dữ liệu một cách hiệu quả. Các máy VRP812 có khả năng thiết lập mạng, liên lạc chính xác trong điều kiện nhiễu trường mạnh. Ngoài ra, thiết bị còn có giao diện RS232 để kết nối máy tính và các thiết bị đầu cuối khác để thực hiện chế độ truyền dữ liệu. Khoảng cách liên lạc bình thường của máy là từ 6 đến 10km, trên xe là 20km
VRU812 là máy thu phát vô tuyến điện sóng cực ngắn ứng dụng kỹ thuật nhảy tần, và là thiết bị cấp chiến thuật. Máy có chế độ liên lạc thoại tần số cố định, thoại mã hóa tần số cố định, nhảy tần và truyền dữ liệu một cách hiệu quả. Các máy VRP812 có khả năng thiết lập mạng, liên lạc chính xác trong điều kiện nhiễu trường mạnh. Ngoài ra, thiết bị còn có giao diện RS232 để kết nối máy tính và các thiết bị đầu cuối khác để thực hiện chế độ truyền dữ liệu. Khoảng cách liên lạc bình thường của máy là từ 6 đến 10km, trên xe là 20km.
VRU611 là máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn đơn biên quân dụng, được sử dụng để liên lạc không phải tìm kiếm và vi chỉnh trong dải tần số từ 30MHz đến 15,9999MHz. Dùng bộ dao động thạch anh bù nhiệt độ làm nguồn tấn số chuẩn, bộ tổ hợp tần số sử dụng mạch DDS nên thiết bị có tính ổn định tần số cao và thời gian thiết lập rất ngắn. Ngoài ra, máy có thể nhớ tần số công tác, chế độ công tác, hiển thị và quét kênh nhớ, tự động kiểm tra trạng thái thông mạch, tự động điều hướng ăng ten với thời gian điều hướng ngắn, độ chính xác cao
VRU611 là máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn đơn biên quân dụng, được sử dụng để liên lạc không phải tìm kiếm và vi chỉnh trong dải tần số từ 30MHz đến 15,9999MHz. Dùng bộ dao động thạch anh bù nhiệt độ làm nguồn tấn số chuẩn, bộ tổ hợp tần số sử dụng mạch DDS nên thiết bị có tính ổn định tần số cao và thời gian thiết lập rất ngắn. Ngoài ra, máy có thể nhớ tần số công tác, chế độ công tác, hiển thị và quét kênh nhớ, tự động kiểm tra trạng thái thông mạch, tự động điều hướng ăng ten với thời gian điều hướng ngắn, độ chính xác cao.
 

Mới đây, vào tháng 4/2013, Bộ Quốc phòng đã chính thức giao nhiệm vụ cho Viettel sản xuất trang bị thông tin bảo đảm cho toàn quân trong thời kỳ 2013 - 2014. Đây chính là một minh chứng thuyết phục cho việc làm chủ và thành công bước đầu của Viettel nói riêng và ngành công nghiệp quân sự Việt Nam nói chung.

> Việt Nam sắp vận hành máy bay không người lái quân sự tự sản xuất

> Viettel: Sắp trình làng máy bay không người lái

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.