Những ‘siêu thực phẩm’ bổ sung sắt cho cơ thể

TPO - Chất sắt giúp cung cấp oxy khắp cơ thể và tạo ra hồng huyết cầu. Thiếu sắt gây thiếu máu, nguy hiểm đến tâm trí, cơ thể và hệ thần kinh. Chất sắt không chỉ có trong thịt, còn có rau xanh lá, hạt bí ngô, các loại đậu, gạo lứt, quả mơ, mận...

Người ăn mặn có thể bổ sung sắt bằng cách ăn gan gà, thịt đỏ, thịt bò, hàu, trứng, cá, thịt lợn và gà tây. Người ăn chay chọn rau xanh, đậu phụ, nho khô, bột yến mạch và gạo lứt.

Hãy chắc chắn rằng bữa ăn của bạn có ít nhất 1-2 loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh và cải xoăn.  Ảnh: Internet

Bông cải xanh, rau bina

Hãy chắc chắn rằng bữa ăn của bạn có ít nhất 1-2 rau xanh như rau bina, bông cải xanh và cải xoăn. 100 gm rau bina nấu chín có 3,6 mg sắt và rất nhiều Vitamin C, làm tăng hấp thu sắt. Ăn rau xanh hàng ngày cũng giúp giảm cân, vì rau lá có nhiều chất xơ và ít calo.

Những loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai, sò, điệp, ốc… không chỉ giúp bạn tạo ra những món ăn lạ miệng, hấp dẫn mà còn chứa lượng lớn chất sắt. Ảnh: Internet

Động vật thân mềm

Những loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai, sò, điệp, ốc… không chỉ giúp bạn tạo ra những món ăn lạ miệng, hấp dẫn mà còn chứa lượng lớn chất sắt. Hãy thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

. ác loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Ảnh: Internet

Thịt bò, thịt cừu

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Những loại thịt này còn chứa phức hợp heme-sắt, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, các loại thịt đỏ còn là nguồn cung cấp hàm lượng lớn vitamin B12.

Đậu phụ

Đối với những người ăn chay, đậu phụ cũng rất giàu chất sắt. Chỉ cần một nửa cốc đậu phụ, bạn cũng có thể cung cấp khoảng 1,82 mg chất sắt cho cơ thể.

Trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Ảnh: Internet

Lòng đỏ trứng

Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.

Gà tây

Thịt gà tây là loại thịt trắng, nó cũng là lựa chọn thông minh cho những người muốn giảm cân và giảm cholesterol. Một phần ăn khoảng 85 g thịt gà tây có khoảng 1,1 mg sắt.

Ngũ cốc

Tại sao người ta nói rằng ngũ cốc tạo ra chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng? Bởi ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.

Hạt bí ngô có đầy đủ yếu tố dinh dưỡng, ngoài hàm lượng sắt và chúng còn chứa canxi, kẽm và magiê là khoáng chất quan trọng nhất với cơ thể. Ảnh: Internet

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có đầy đủ yếu tố dinh dưỡng, ngoài hàm lượng sắt và chúng còn chứa canxi, kẽm và magiê là khoáng chất quan trọng nhất với cơ thể. Bạn chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ hạt bí ngô hằng ngày, chúng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh cả bên trong và làm đẹp bên ngoài.

Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Ảnh: Internet

Chocolate đen và bột ca cao

Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.

Cà chua

Cà chua là loại quả vô cùng quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của mọi gia đình. Loại quả này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất sắt. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa lycopene và vitamin E, đây là những thành phần tốt cho tóc và làn da của chúng ta.

Củ cải đường

Củ cải đường được biết đến là loại rau củ mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thiếu máu. Loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Một khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp được nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.

Mơ giàu chất sắt giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa các bệnh về máu. Ảnh: Internet

Quả mận, quả mơ

Những loại trái cây khô này rất giàu sắt. Đây là một dạng đường cô đặc và nên ăn trong buổi sáng.

Mơ giàu chất sắt giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa các bệnh về máu. Quả mơ chứa đầy chất xơ giúp làm tăng cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL) cho trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, trái cây chứa kali cân bằng các mức độ điện phân trong cơ thể.

 
 Với 100 g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể. Ảnh: Internet

Các loại hạt

Các loại hạt như quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều… mà chúng ta thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bữa ăn của bạn phong phú hơn, cảm giác ngon miệng hơn. Với 100 g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể.

Quả lựu giúp hạn chế các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi. Ảnh: Internet

Quả lựu

Với sắc đỏ bắt mắt cùng hương vị thơm ngon, lựu là loại quả không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Loại quả này rất giàu chất sắt và vitamin C, vì thế, ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi.

Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt

Một số thực phẩm cho người thiếu máu không chứa sắt nhưng khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp tăng hấp thu sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (có trong bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua...). Một cách khác để tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.

Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 - 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.