<FONT face=Tahoma>Công bố quyết định Thanh tra “Thành phố giao lưu”:</FONT>

Những quyết định khó hiểu của lãnh đạo TP.Hà Nội

Những quyết định khó hiểu của lãnh đạo TP.Hà Nội
Lẽ ra TP Hà Nội phải có thái độ dứt khoát đối với chủ đầu tư cũng như với dự án, tiếc rằng TP Hà Nội lại lúng túng như “gà mắc tóc”, dẫn đến việc  Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến, rồi Thanh tra Chính phủ vào cuộc...

Nửa cuối tháng 5/2004 được coi là thời điểm chuyển giao quyền lực ở UBND TP Hà Nội. Ông Hoàng Văn Nghiên chuẩn bị rời ghế Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Người kế nhiệm ông Nghiên  chưa được nhận bàn giao công việc.

Công bố quyết định Thanh tra “Thành phố giao lưu”:

Đoàn Thanh tra yêu cầu báo cáo trước ngày 4/1/2006

Sáng qua, 28/12, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Trưởng đoàn Thanh tra dự án “Thành phố giao lưu” của Thanh tra Chính phủ (TTCP) Nguyễn Đức Hạnh đã công bố quyết định thanh tra của Tổng TTCP đối với dự án này.

Đại diện UBND TP Hà Nội là ông Lê Quý Đôn, Phó Chủ tịch cùng đại diện các sở, ban ngành của TP. Phía Chủ đầu tư, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc VIGEBA cũng có mặt.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Quý Đôn yêu cầu phía chủ đầu tư cùng các sở, ngành của TP phải báo cáo trung thực và đầy đủ về dự án theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

Được biết, Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu phía chủ đầu tư và TP Hà Nội phải có báo cáo bằng văn bản về dự án trước ngày 4/1/2006. Sau đó, thanh tra sẽ làm việc với từng đơn vị cụ thể.

Ngày 20/5/2004, bằng văn bản 1619 (do mình ký), ông Nghiên – vẫn với tư cách là Chủ tịch UBND TP - đã một lần nữa khẳng định: “Cho phép đầu tư và giao chủ đầu tư  thực hiện dự án “Thành phố giao lưu”.

Bên cạnh đó, văn bản này cũng yêu cầu chủ đầu tư: “Bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi theo Nghị định 52 của Chính phủ và ý kiến của các Bộ” (Báo Tiền Phong đã nêu trên 2 số báo trước) và “phải hoàn thành việc trình duyệt quy hoạch chi tiết dự án tỷ lệ 1/500 trong tháng 5/2004...”.

Thực hiện nội dung này, ngày 15/6/2004 (lúc này ông Hoàng Văn Nghiên vừa thôi giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội), UBND TP Hà Nội đã có văn bản 2016 gửi các Sở KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, QHKT, TNMT-NĐ và VIGEBA, giao trách nhiệm cho từng Sở.

Cụ thể: Sở QHKT: hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500; Sở Tài chính: thống nhất về phương án tài chính của dự án và năng lực tài chính của chủ đầu tư, báo cáo UBND TP; Sở Xây dựng: xem xét về năng lực quản lý, tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư; Sở KH&ĐT: hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (thuyết minh tổng thể, phương án tổ chức thực hiện, phương án tài chính, nguồn vốn đầu tư của dự án...)

Có thể thấy, với sự chỉ đạo này, chủ đầu tư phải thực hiện hàng loạt  quy trình cần thiết trước khi được giao đất chính thức để thực hiện dự án.

Thế nhưng, chỉ hai ngày sau đó, ngày 17/6/2004 cũng chính UBND TP Hà Nội lại có văn bản 2056 (cùng một người ký) gửi các Sở liên quan và VIGEBA về việc: Thu hồi văn bản 2016! Lý do thu hồi văn bản 2016 là do “ sơ xuất trong khâu soát xét văn bản”.

Sự sơ xuất này là bình thường trong thủ tục hành chính hiện hành. Song trong trường hợp cụ thể này nó lại quá bất thường khi chỉ một ngày sau khi có văn bản 2056 thu hồi văn bản 2016, UBND TP Hà Nội đã lại có ngay Quyết định (QĐ) số 3823 thu hồi 973.977 m2 đất để giao chính thức cho VIGEBA thực hiện dự án “Thành phố giao lưu” và sau đó là QĐ số 4437 bổ sung, điều chỉnh một số điều của Quyết định 3823!?

Câu hỏi đặt ra là việc thu hồi văn bản 2016 có thực là do “ sơ xuất khi soát xét” hay có bàn tay đạo diễn của ai đó?

...Đến quyết định thu hồi… quyết định

Đến tháng 6/2005, trước tình trạng dự án tiến triển chậm chạp, dư luận lên tiếng, Sở TNMT-NĐ Hà Nội có báo cáo số 2360 ngày 27/6/2005 gửi UBND TP Hà Nội nêu lên những việc mà VIGEBA chưa thực hiện đúng theo QĐ giao đất 3823.

Cụ thể: Chưa hoàn thành lập quy hoạch chi tiết 1/500; chưa hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; chưa được Sở Tài chính thống nhất về phương án tài chính và năng lực tài chính của chủ đầu tư; chưa được Sở Xây dựng thống nhất về năng lực tổ chức thực hiện dự án; chưa hoàn thành GPMB...

Vì lẽ đó, Sở TNMT-NĐ kiến nghị UBND TP Hà Nội: Thu hồi QĐ số 3823 và Quyết định 4437.

Ngày 17/8/2005, UBND TP Hà Nội đã có QĐ số 5861 thu hồi hai QĐ số 3823 ngày 18/6/2004 về việc “thu hồi 973.977 m2 đất tại thị trấn Cầu Diễn, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm và phường Mai Dịch quận Cầu Giấy đã giao cho VIGEBA để đầu tư xây dựng khu đô thị “Thành phố giao lưu” và QĐ 4437 ngày 15/7/2004 về bổ sung, thay thế một số điều, khoản tại QĐ 3823”.

QĐ 5861 được xem như một “quả bom” nổ giữa Hà Nội mà dư chấn của nó lan đến nhiều cơ quan quản lý của Hà Nội và Trung ương. Đã có rất nhiều ý kiến gay gắt đối với lãnh đạo thành phố Hà Nội, nhiều văn bản, đơn thư gửi đến các đồng chí lãnh đạo cao cấp, nhiều cơ quan chức năng...

Trước tình hình đó, đúng ba tuần sau (ngày 9/9/2005, UBND TP Hà Nội lại phải ra văn bản 3952 (cũng do người đã ký QĐ 5861 ký) gửi các Sở, ngành liên quan, huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy và VIGEBA về việc: “Triển khai dự án khu đô thị Thành phố giao lưu”.

Trong đó, điều 1 của văn bản nêu: “VIGEBA liên hệ với UBND huyện Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy và các ngành của thành phố tiếp tục thực hiện nội dung các QĐ số 5994 (ngày 28/8/2002) và QĐ số 8918 (ngày 25/12/2002) của UBND TP Hà Nội (về việc thu hồi và tạm giao 973.977m2 đất tại thị trấn Cầu Diễn và xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm; phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy để điều tra, lập phương án thực hiện GPMB thực hiện dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu”).

Có thể thấy, việc ban hành QĐ 5861 là một “bước tiến” của UBND TP Hà Nội, còn việc cho ra văn bản 3952 lại như là một “bước lùi”! Xét cả về giá trị pháp lý lẫn thực tế thì QĐ 5861 vẫn có hiệu lực, trong khi đó, tính hiệu lực của văn bản 3952 thấp hơn.

Nghĩa là, việc thành phố chính thức thu hồi đất của dự án được thể hiện bằng Quyết định 5861 vẫn có giá trị. Còn việc văn bản 3952 “hướng dẫn” chủ đầu tư “tiếp tục thực hiện nội dung các QĐ 5994 và 8918” –  Các QĐ này được ban hành từ năm 2002, và về nguyên tắc QĐ 3823 (ký năm 2004) đã thay thế nó - là điều cực kỳ khó hiểu, chưa có tiền lệ!?

Và trong bối cảnh bị kẹt giữa “mê cung” như vậy thì doanh nghiệp sa lầy cũng là điều dễ hiểu. Vì sao cùng một vấn đề mà UBND TP Hà Nội lại lúng túng kỳ lạ đến vậy? Phải chăng đã có sự can thiệp nào đó dẫn đến UBND TP Hà Nội cứ  “rối như gà mắc tóc”. Dư luận đang mong đợi vào bản kết luận khách quan, chính xác và đầy trách nhiệm của Đoàn Thanh tra Chính phủ.

MỚI - NÓNG