Những nghề nghiệp được yêu thích trong phim Hollywood

Những nghề nghiệp được yêu thích trong phim Hollywood
Nếu bạn hay xem những bộ phim của Hollywood, bạn sẽ nhận thấy rằng, có một số ngành nghề xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều bộ phim. Trong khi đó một số ngành nghề khác hầu như rất ít xuất hiện. Thực tế, các nhà làm phim thường dựa vào thực tế và tính cách nhân vật để chọn ngành nghề phù hợp.
- Diễn viên nam + thông minh, nhạy cảm + đẹp trai, đam mê thiết kế = Kiến trúc sư
- Diễn viên nam + thông minh, nhạy cảm + đẹp trai, đam mê thiết kế = Kiến trúc sư.

Dưới đây có thể xem là một số khuôn mẫu công việc phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật thứ 7 này:

- Diễn viên nam + thông minh, nhạy cảm + đẹp trai, đam mê thiết kế = Kiến trúc sư

Không giống những người trong ngành sáng tạo khác, kiến trúc sư được cho là ngành có tình hình tài chính ổn định và thực tế hơn cả.

Robert Osbourne, nhà phê bình phim của tờ Hollywood Reporter và phụ trách chương trình giới thiệu phim kinh điển trên truyền hình Turner Classic Movies cho rằng, kiến trúc sư là nghề phù hợp với mọi thời đại.

Bộ phim The Fountainhead (Suối nguồn) là một tác phẩm tiêu biểu cho nghề kiến trúc sư với dòng chảy khao khát về nghề nghiệp của con người vẫn ám ảnh người xem. Howard Roark - một kiến trúc sư bị đuổi khỏi ngôi trường danh tiếng, nơi tìm mọi cách chối bỏ anh như chối bỏ một ung nhọt làm hỏng đi hình ảnh hoàn hảo của nghề. Roark hoàn toàn biết rõ mình muốn gì, ở tuổi 22, anh đã biết chấp nhận, sẵn sàng làm mọi công việc từ công nhân, khuân vác, thợ hàn, thợ nề…để có thể trở thành cái mình muốn – một kiến trúc sư chân chính. Dù lang thang, cô độc giữa cuộc đời, phải làm đủ nghề cực nhọc và có lúc tuyệt vọng, nhưng Roak vẫn sống, sống để biết rằng mình sẽ là một kiến trúc sư.

Một số bộ phim khác như Indecent Proposal (Lời đề nghị khiếm nhã), The Lake House (Ngôi nhà bên hồ), Intersection (Ngã tư đường), The Last Kiss (Nụ hôn cuối cùng)... đều là những bộ phim ăn khách với hình tượng kiến trúc sư.

- Nhân vật nữ độc thân + say mê công việc = Nữ doanh nhân thành đạt

Cô ấy sẽ lạnh lùng, quyết đoán nhưng lại mềm mỏng, dịu dàng khi gặp phải ánh nhìn trìu mến của một người khác giới. Thông thường các nhà biên kịch vẫn bị mắc kẹt giữa hai xu hướng: Một nữ doanh nhân thành công, độc thân, lạnh lùng và một người phụ nữ giỏi giang nhưng cũng khát khao cuộc sống gia đình.

Một cảnh trong phim The Proposal (Lời cầu hôn)
Một cảnh trong phim The Proposal (Lời cầu hôn) .

The Proposal (Lời cầu hôn) là bộ phim tình cảm hài hước với nhân vật chính là Margaret Tate - trưởng ban biên tập của nhà xuất bản Golden Books và cũng là biên tập viên được kính trọng nhất thành phố. Những nhân viên dưới quyền rất ghét lối hành xử lạnh lùng của cô. Khi biết mình sẽ bị trục xuất về Canada do visa hết hạn, cô liền ép trợ lý của mình là Andrew phải lấy cô để cô có thể nhập quốc tịch Hoa Kỳ, bù lại tương lai nghề nghiệp của Andrew sẽ được Margaret bảo đảm. Andrew đồng ý làm đám cưới với Margaret.

Cả hai người về nhà của Andrew ở Sitka, Alaska và vờ như họ là một đôi tình nhân. Margaret nhận ra gia đình Andrew nắm giữ rất nhiều công việc kinh doanh của Sitka và họ về đúng dịp mọi người chuẩn bị cho ngày sinh nhật lần thứ 90 của bà nội Andrew. Trong suốt thời gian ở Sitka, Margaret hiểu rõ hơn về người trợ lý mà 3 năm qua cô đối xử không mấy mặn mà, Andrew cũng hiểu rõ hơn về con người Margaret và giải quyết được mâu thuẫn với người cha bấy lâu anh luôn trốn tránh.

Một số bộ phim theo xu hướng này như The Devil Wears Prada (Yêu nữ thích hàng hiệu), Baby Boom...

- Nhân vật chính chưa đến tuổi trưởng thành, sẵn sàng phiêu lưu, tự quyết định mọi việc cho bản thân = nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà làm phim

Những nhân vật theo xu hướng này có thể bắt gặp trong phim Crazy Heart (Trái tim cuồng nhiệt), Letters to Juliet (Thư gửi Juliet)...

- Người đàn ông luôn căng thẳng, khó tính = Kế toán

Tuýp nhân vật này có thể thấy ở Stranger Than Fiction (Kỳ lạ hơn tiểu thuyết) - bộ phim về một nhân viên cơ quan thâu thuế IRS, và đời sống được tính toán rõ ràng. Một số bộ phim như Midnight Run (Trốn chạy lúc nửa đêm), Date Night (Đêm hẹn nhớ đời)...

Stranger Than Fiction (Kỳ lạ hơn tiểu thuyết)
Stranger Than Fiction (Kỳ lạ hơn tiểu thuyết).

Nhà phê bình điện ảnh Dan Hudak cho rằng, mỗi bộ phim có lượng thời gian nhất định để truyền tải thông điệp đến khán giả. Vì vậy, nếu có thể cắt bớt những cảnh không cần thiết, các nhà làm phim sẽ bỏ đi ngay. Ông cho rằng, loạt phim truyền hình phù hợp để phản ánh đời sống công sở và phát triển các mối quan hệ việc làm.

Với Hudak, những bộ phim chính thống có nhiều khả năng giúp người xem tái khẳng định niềm tin đối với nghề nghiệp chứ không phải là để thách thức hộ. Thông qua nhân vật, người xem có thể thấy được sự phản chiếu của bản thân và từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: vieclamtienphong@gmail.com.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Theo Monster/Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG