Những món ăn sáng dễ khiến gan nhiễm mỡ, đường huyết tăng, cần bỏ ngay

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chọn thực phẩm nào để ăn sáng rất quan trọng, nhất là khi bụng rỗng, việc ăn gì có thể ảnh hưởng tới đường huyết hay cả gan của bạn.

Bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất, đây là lúc bụng đói nên ăn một số thực phẩm dễ làm đường huyết tăng vọt, về lâu dài sẽ gây gánh nặng cho cơ thể của bạn.

Trái cây chua

Hàm lượng axit trong các loại quả có vị chua có thể gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày nếu ăn vào buổi sáng. Nếu tình trạng kéo dài, nguy cơ bạn mắc chứng trào ngược axit dạ dày hoặc viêm loét dạ dày cao. Mọi người chỉ nên ăn các loại quả chua sau bữa sáng.

Sữa lắc hoa quả

Để tốt cho sức khỏe và dễ uống, một số người thích uống sữa lắc trái cây sau khi ngủ dậy. Ngoài tạo cảm giác no, việc tiêu thụ nhiều trái cây một lúc cũng sẽ khiến một số người cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều đường fructose trong trái cây lâu dần dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Đặc biệt sữa lắc trái cây sẽ phá hủy chất xơ trong trái cây, không chỉ làm tăng tốc độ hấp thụ đường của cơ thể mà còn khiến lượng đường trong máu thay đổi mạnh hơn, và cũng làm cho thời gian gan dự trữ glycogen bị rút ngắn, gây ra gánh nặng cho gan.

Bánh mì hoặc bánh ngọt

Do dễ dàng và thuận tiện trong việc ăn uống, nhiều người đã quen với việc ăn bánh mì và bánh ngọt vào bữa sáng. Nhiều người Việt rất thích ăn các loại bánh mì buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm làm từ bột mì này sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose để hấp thu.

Khi cơ thể người ngủ lâu và lượng đường trong máu thấp, nếu ăn các loại tinh bột đã qua tinh chế như vậy dễ khiến lượng đường trong máu thay đổi mạnh. Sau khi ăn xong đường huyết lên xuống mạnh do kích thích tiết insulin, lại càng dễ tiêu thụ thêm nhiều tinh bột vì đói.

Đồ ăn để qua đêm

Nhiều người buổi tối khi còn thức ăn thừa sẽ để lại đến sáng hôm sau hâm nóng lên ăn lại. Hoặc có nhiều nhân viên văn phòng sẽ nấu sẵn đồ ăn từ hôm trước để sáng hôm sau mang tới công ty hâm nóng lại và ăn. Không thể phủ nhận rằng điều này tiết kiệm thời gian và tiện lợi, nhưng nó cũng thực sự không hề có lợi cho sức khỏe.

Bữa ăn qua đêm sẽ sinh ra một số vi khuẩn và vi sinh vật, nếu là hải sản, nó sẽ rất dễ hư hỏng và sinh ra độc tố. Bữa ăn qua đêm cũng sẽ tạo ra nitrit. Tiêu thụ nitrit trong thời gian dài sẽ khiến nitrit vượt quá tiêu chuẩn và xảy ra các phản ứng độc hại như chóng mặt và tim đập nhanh. Nitrit có thể tạo thành nitrosamine gây ung thư.

Ví dụ, nếu các loại rau lá xanh được nấu và để quá 4 giờ, nitrit sẽ tăng lên. Các món ăn như trứng, đậu nành, khoai tây, khoai môn,... để sau một đêm nhất là vào những ngày nắng nóng rất dễ hỏng, nếu ăn phải có thể gây ngộ độc.

Ngũ cốc

Chỉ cần trộn ngũ cốc với sữa là bạn có thể dễ dàng hoàn thành bữa ăn sáng. Ngũ cốc ăn sáng là lựa chọn phổ biến cho bữa sáng nhưng để ngũ cốc thơm ngon hơn, nhiều sản phẩm sẽ thêm rất nhiều đường, thậm chí có thể thêm tới 30% đường. Vì vậy, những loại ngũ cốc ăn sáng này cũng kích thích lượng đường trong máu tăng đột biến.

Do đó, nếu muốn ăn ngũ cốc buổi sáng, bạn nên chú ý tới bảng thành phần dinh dưỡng khi mua và chọn loại có hàm lượng đường thấp hơn. Ngoài ra, bổ sung các loại rau giàu chất xơ như cà rốt vào ngũ cốc cũng có thể giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe một cách hiệu quả.

Cà phê

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều dân văn phòng, người Việt cũng có thói quen này mỗi sáng. Một số người chọn cà phê làm bữa sáng và còn thêm đường, sữa đặc vào cà phê để thêm vị ngọt, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoặc mang lại cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, chỉ hai thìa sữa đặc có đường đã chứa 22 gam đường và 130 calo. Thỉnh thoảng uống cà phê với sữa đặc có thể không sao nhưng nếu bạn dùng thường xuyên sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, dễ gây thừa cân, béo phì.

Hơn nữa, cà phê sẽ làm giãn cơ thắt thực quản dưới, nhất là ở người bị trào ngược dạ dày, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, kể cả những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày cũng cần đặc biệt lưu ý.

Thịt chế biến sẵn

Theo định nghĩa của WHO: Thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, sấy khô, lên men, xông khói, hoặc các quá trình xử lý khác để tăng hương vị thịt hoặc để bảo quản được lâu hơn. Thịt đã qua chế biến có rất nhiều loại như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,...

Ngay từ năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê thịt đã qua chế biến vào nhóm 1, nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng về việc loại thực phẩm này có khả năng gây ung thư cho con người.

Bởi vì thịt chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia, có thể chứa các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến hoặc nấu thịt, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và phát triển ung thư. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên hạn chế ăn thịt đã qua chế biến.

Để có bữa sáng tốt nhất

Nếu bạn có đủ thời gian, nên ăn một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, một vài lời khuyên đó là:

- Lựa chọn các món ăn nóng như phở, bún, hủ tiếu để làm nóng cơ thể, giúp các mạch máu dễ lưu thông hơn.

- Sử dụng các món ăn từ các loại ngũ cốc khô như bánh mì, cháo, bột yến mạch, bánh bao... giúp dễ tiêu hóa và giàu chất xơ.

- Ăn sáng vào khung giờ từ 7 đến 8 giờ để đạt hiệu quả tiêu hóa sẽ ở mức tốt nhất.

- Bổ sung canxi bằng cách uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.