Lợi nhuận quý 3: tăng vọt từ đâu?
Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoặc “Công ty”) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Tôi tin những mảnh ghép chiến lược sẽ dần trở nên rõ ràng vào cuối năm nay. Bức tranh sẽ rõ ràng và cho thấy lý do vì sao chúng tôi lạc quan vào triển vọng năm 2020 và xa hơn. Tại Masan, chúng tôi tập trung nguồn lực để tạo ra các giá trị mạnh mẽ trong trung hạn cho người tiêu dùng và cổ đông, thay vì theo đuổi các giá trị ngắn hạn hàng quý.”
Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty vào Quý 3/2019 đạt VND2.228tỷ đồng, tăng 198% so với mức 748 tỷ đồng ở Qúy 3/2018. Trong đó, có sự đóng góp của khoản thu nhập 1 lần trị giá 1.651 tỷ [M1] đồng của Masan Resources (“MSR”). Đây là khoản bồi thườngđến từ vụ thắng kiện của công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (“NPMC”), một công ty con do MSR sở hữu 100%, đối với Jacobs E&C Australia (“Jacobs”), công ty con tại Australiacủa Tập đoàn Jacobs.
Cùng đó, sự bùng nổ của Masan MEATLife (MML) đã đem lại ấn tượng với hơn 40 điểm bán tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 27/9/2019. Đây là ngày có số lượng cửa hàng ra mắt nhiều nhất từ trước đến nay của MML. MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 320 điểm bán tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, bao gồm các cửa hàng MEATDeli, các đại lý và tại hệ thống siêu thị VinMart và Co-opMart. MML đang trên đà hoàn thành mục tiêu “phủ sóng” 650 điểm bán trên toàn quốc vào cuối năm nay.
Ngành đồ uống của Masan Consumer (“MSC”) tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt: Tăng 35,4% vào Quý 3/2019 so với Quý 3/2018, nhờ vào tăng trưởng 41,4% ở các sản phẩm nước tăng lực và 21,7% ở nước uống đóng chai so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu danh mục đồ uống tăng trưởng 29,4% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Masan Consumer Holdings (“MCH”): Kỳ vọng tăng trưởng doanh thu hai chữ số trong năm 2019 khi các sản phẩm cao cấp được tung ra, dự kiến đóng góp 15% - 20% tăng trưởng vào Quý 4/2019 so với Quý 4/2018.
Khó khăn vẫn còn nhưng hi vọng…
Masan MEATLife (MML) ra mắt thành công tại TP. Hồ Chí Minh vào Quý 3/2019, sản lượng hàng năm là 6.200 tấn, tương đương với thị phần 0,3% vào tháng 9 và trên đà chiếm lĩnh 2% thị phần thị lợn trên toàn quốc vào năm 2020. Với sự hiện diện trên cả nước, cùng với hơn 650 điểm bán vào cuối năm 2019, MML đang đi đúng hướng để đạt doanh thu 500 tỷ đồng vào Quý 4/2019. Kết quả của mảng kinh doanh này sẽ chỉ được ghi nhận từ Q4/2019 trở đi.
Với Masan Resources’ (“MSR”), thị trườngVonfram suy giảm trong Quý 3/2019 nhưng đã xuất hiện các dấu hiệu hồi phục. Doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2019 giảm 21,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do điều kiện thị trường Vonfram bất lợi và tồn kho Đồng. Công ty tin rằng thị trường Vonfram đã chạm đáy, minh chứng bởi giá APT (oxit vonfram) đã tăng trưởng 15% từ mức 195 USD/mtu vào cuối tháng 9 lên 225 USD/mtu ở thời điểm hiện tại. Công ty kỳ vọng giá cả sẽ hồi phục hơn nữa trong Quý 4/2019 khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể có những diễn biến tích cực. Công ty cũng có kế hoạch giảm tồn kho Đồng trong vòng 3 đến 6 tháng tới.
Masan cũng cho hay đã có kế hoạch niêm yết cổ phiếu MML trên thị trường UPCoM vào Quý 4/2019. Nằm trong kế hoạch chuyển đổi sang mô hình FMCG tăng trưởng nhanh, Masan có kế hoạch niêm yết cổ phiếu MML trên sàn UPCoM nhằm mang đến tính minh bạch cho các cổ đông. Trong tháng 10/2019, Masan đã bán 1,8 triệu cổ phiếu MML cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước và vẫn nắm giữ gần 80% tổng số cổ phiếu MML.
Ngoài việc mang đến tính minh bạch cho các cổ đông, việc đưa cổ phiếu lên UPCoM cũng là bước đi chiến lược góp phần đưa MML đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 – 2023. Điều này cũng nhất quán với chiến lược tổng thể của Masan Group nhằm niêm yết tất cả các Công ty thành viên trên các sàn giao dịch chính trong năm 2022 – 2023để đem lại giá trị tối đa cho cổ đông.
Dự báo kết quả tài chính 2019
Theo dự báo, Masan Consumer sẽ có doanh thu thuần dự kiến tăng từ 10 – 15%. Động lực chính đến từ chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, tăng trưởng 2 chữ số trong ngành thức uống và thịt chế biến. Rủi ro có thể đến từ việc tung các sản phẩm mới không thành công hoặc sức mua của người tiêu dùng giảm,hoặc không thể đẩy mạnh phát triển ngành bia và cà phê.
Về Masan MEATLife, doanh thu thuần của MML dự kiến sẽ tăng từ một đến hai chữ số. Doanh thu thuần của thịt mát dự kiến sẽ đóng góp gần 10% vào doanh thu thuần hợp nhất của MML, đến từ đà tăng trưởng mạnh mẽ, sự phát triển hệ thống kênh phân phối và ra mắt các sản phẩm giá trị gia tăng mới.
Còn Masan Resources: Doanh thu thuần của MSR sẽ phụ thuộc nhiều vào giá hàng hóa trong suốt năm 2019, mặc dù doanh nghiệp sẽ bảo vệ lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mức tồn kho vào cuối năm để tạo ra nguồn tiền trong môi trường đấy thách thức.
Masan cũng dự kiến doanh thu hợp nhất sẽ từ 40 - 42 nghìn tỷ đồng trong năm 2019, và Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông vào khoảng 3.5 – 4 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo ở Đại hội đồng cổ đông thường niên do giá hàng hóa giảm và do ảnh hưởng từ Dịch tả lợn Châu Phi.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông là 4.110 tỷ đồng, tăng 8,7% so với mức 3.779 tỷ đồng ở 9 tháng đầu năm 2018. Ngoài việc bao gồm khoản thu nhập một lần thuần từ MSR trong Quý 3/2019, lợi nhuận thuần này cũng bao gồm các khoản thu nhập một lần (không phải hoạt động kinh doanh chính) trị giá 1.472 tỷ đồng ở Quý 2/2018, chủ yếu do giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu trong Techcombank (“TCB”).
“Chúng ta đang tiến đến vạch đích của năm 2019 và tôi tin những mảnh ghép chiến lược sẽ dần trở nên rõ ràng vào cuối năm nay. Bức tranh sẽ rõ ràng và cho thấy lý do vì sao chúng tôi lạc quan vào triển vọng năm 2020 và xa hơn. Tại Masan, chúng tôi tập trung nguồn lực để tạo ra các giá trị mạnh mẽ trong trung hạn cho người tiêu dùng và cổ đông, thay vì theo đuổi các giá trị ngắn hạn hàng quý.” - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang