Những loại rau củ 'độc hơn thạch tín', biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Rau củ rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin, dưỡng chất. Tuy nhiên, có một số loại rau củ lại 'sinh ra chất độc' khi bị giập nát, thối rữa hoặc mọc mầm. 

Rau củ gọt, cắt sẵn bọc thành gói nhưng đã bị hỏng

Khi vào siêu thị, hẳn bạn đã từng thấy những gói rau củ được cắt sẵn, được gói trong màng bọc thực phẩm, nhìn rất sạch đẹp, lại tiện dụng, giá thành rẻ nên được nhiều người tìm mua.

Tuy nhiên, nhiều loại rau cắt sẵn bị kém chất lượng, thối mốc một phần. Để giảm tổn thất cho siêu thị, các nhân viên thường cắt bỏ phần hỏng và biến chúng thành những hộp rau cắt sẵn ngon lành, đẹp mắt.

Dưa muối chưa chín

Việc mua và sử dụng dưa muối xổi, dưa chưa chín có thể gây bệnh cho người ăn. Trong vài ngày đầu khi mới muối, hàm lượng nitrit trong dưa sẽ tăng lên, tuy nhiên nó sẽ giảm dần và mất hoàn toàn khi dưa đã chua vàng. Trong khi đó, nitrit khi vào cơ thể, dưới tác động của axit amin sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư cho người.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng bạn không nên ăn dưa muối xổi, tức là khi nó còn xanh, vị còn cay nồng, mùi hăng. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều dưa muối, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa muối, và ăn 2 - 3 lần trong tuần.

Gừng thối, gừng đã mọc mầm

Theo bác sĩ Bao Zhijun (Bệnh viện Đông Trung Quốc, Đại học Phúc Đán): Gừng thối là một thực phẩm có thể gây hại cho gan bởi chúng có chứa một lượng nhỏ safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.

Sau khi gừng bị thối, độc tố safrol sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Bác sĩ cảnh báo gừng một khi đã hư hỏng thì không nên mua về, nếu trong nhà có gừng hỏng thì tốt nhất nên vứt đi.

Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của người ăn. Hơn nữa, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan. Vì vậy, khi chọn mua củ gừng bạn nên chọn loại củ có màu sắc tươi sáng, cầm chắc tay, không dập, hỏng mốc để đảm bảo sức khoẻ.

Các loại rau củ đã bị héo, mốc

Thi thoảng ra chợ, bạn sẽ được người bán mời mua một số loại rau héo, bán ế với giá thành siêu rẻ. Tuy tiết kiệm chi phí nhưng rau bị héo thường không còn ngon và giữ nguyên được dinh dưỡng. Không những vậy, nhiều người bán còn tiết lộ họ không bao giờ dám ăn loại rau này mà chỉ bán cho khách.

Chưa kể đến việc nếu rau bị mốc thì chúng rất có thể chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc, đặc biệt là độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một loại độc tố có trong các thực phẩm mốc, sản sinh bởi loài nấm mốc tên là Aspergillus. Bên cạnh việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn có thể làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan.

Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ rau tươi, an toàn thì lại có thể giảm sự hấp thụ aflatoxin vào cơ thể do rau có chất diệp lục. Do đó, bạn nên từ chối, không nên mua rau héo, mốc.

Vỏ khoai tây, khoai tây mọc mầm

Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lâu dài có thể gây tổn hại sức khỏe. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính. Bởi không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.

Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.

Vỏ khoai lang

Là loại củ cùng họ với khoai tây và vỏ của nó cũng có hại cho sức khỏe. Vỏ khoai lang hại gan do chứa nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Đặc biệt, nếu vỏ củ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập. Chúng sản sinh ra độc tố saponone và saponol làm tổn thương gan, gây ngộ độc.

Vỏ khoai mỡ

Khoai mỡ là loại củ bạn nên loại bỏ vỏ trước khi chế biến. Tương tự như vỏ khoai lang, vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.

Vỏ quả hồng

Những quả hồng chín đỏ mọng, căng tròn là loại quả được nhiều người ưa thích. Đặc điểm của loại quả này khi chín là rất mềm, việc gọt vỏ gây nhiều khó khăn. Hãy cố gắng loại bỏ vỏ trước khi ăn, bởi vỏ quả hồng có thể làm bạn bị đau dạ dày.

Khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung ở phần thịt quả. Nhưng khi quả chín, chất này sẽ chuyển hướng tập trung ở phần vỏ.

Axit tannic khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tạo ra hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Vỏ bạch quả

Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc. Vì vậy, khi chế biến loại quả này, bạn chỉ nên sử dụng phần thịt và loại bỏ đi phần vỏ.

Đậu phộng (lạc) nảy mầm

Loại thực phẩm cần tránh đầu tiên là hạt đậu phộng nảy mầm. Nếu bắt gặp thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn, bởi nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư.

Không chỉ nảy mầm mà đậu phộng mốc cũng có thể sản xuất một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới được liệt kê vào danh sách là một chất gây ung thư. Sau khi ăn, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ở người.

Khoai mì (củ sắn)

Các chất alkaloid solanine sẽ được sinh ra khi khoai mì mọc mầm chính điều này khiến cho khoai mì trở thành loại củ cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.

Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.

Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

Lá cà chua

Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).

Hạt củ đậu

Theo GS, TS Đỗ Tất Lợi - Nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, "cây đại thụ" của nền y học cổ truyền Việt Nam, Củ đậu hay còn gọi là củ sắng, tên khoa học là Pachyrhizus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu cho rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc.

Chất độc Rotenon tập trung trong hạt củ đậu và trong lá (với hàm lượng thấp hơn), thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).

Nếu ăn phải hạt củ đậu hoặc hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon, sau 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể tử vong từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ. May mắn sống sót có thể để lại di chứng.

MỚI - NÓNG