Trò chơi ưa thích của trẻ em trên đảo Lý Sơn là bắt trước những chú đại bàng biển lao mình từ cầu cảng xuống mặt biển.
Chị Bùi Thị Phước Thạnh, vợ của anh Dương Văn Giàu (chủ tàu QNg - 96417) và con gái Dương Thị Xuân Trường, 9 tuổi vừa cùng mẹ đi Chùa Hang để thắp hương cầu mong cho ba bình yên trở về.
Bờ kè chắn sóng - áo giáp của đảo tiền tiêu Lý Sơn là nơi lũ trẻ ưa thích tập trung chơi các trò chơi tuổi thơ.
Cô bé hồn nhiên đứng hát trên bờ kè trong một buổi chiều lộng gió và biển cuộn cuộn sóng.
Những cậu bé say mê nhìn người thợ kép gắn những dòng chữ bằng sứ lên cổng của dinh Tam toà - một di tích lịch sử đặc sắc của đảo Lý Sơn.
Cô bé giúp mẹ dỡ lưới gỡ những con cá cơm vừa kéo lên ngay trên cầu tàu Lý Sơn.
Những đứa trẻ đứng quan sát một "bà" (cá heo cái) vừa luỵ vào đảo được ngư dân chuẩn bị làm đám tang với những nghi thức truyền thống cổ xưa.
Cậu bé đưa chiếc cặp sách quá khổ lên che nắng trên đường đến trường. Lý Sơn được coi là vùng đất của nắng gió và những đứa trẻ đã làm quen với thời tiết khắc nghiệt ở đây từ khi mới sinh ra.
Những đứa trẻ làm quen với biển từ khi lọt lòng. Lý Sơn là quê hương của những đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Đến nay, ngư dân Lý Sơn vẫn coi ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa là vùng đánh bắt truyền thống của cha ông.
Cô bé say mê ngắm mặt biển khi đứng cùng cha trên thành tàu cao tốc Lý Sơn - Sa Kỳ. Những chuyến tàu cao tốc nối Lý Sơn với đất liền khiến đảo tiền tiêu trở nên gần gũi hơn với mọi người.
Bức tranh do một cậu bé khắc trên cát, nơi những người nông dân khai thác cát để trồng hành tỏi. Lý Sơn còn được gọi là vương quốc của hành tỏi.
Cậu bé được cha mẹ đưa đi theo ra cánh đồng trồng hành. Ngoài đánh bắt thuỷ hải sản, thu nhập từ hành tỏi là nguồn quan trọng của người dân ở đây.
Chiều về trên những đồng cát Lý Sơn.
Những đứa trẻ phụ giúp cha mẹ thu hoạch, xử lý hành trước khi đem bán.
Tuổi thơ Lý Sơn trong sáng và hồn nhiên như chính cuộc sống và thiên nhiên trên đảo.