Những đoàn viên cộng sản đầu tiên - kỳ 3

Những đoàn viên cộng sản đầu tiên - kỳ 3
Tại tầng hai ngôi nhà 13A phố Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc), đồng chí Lý Thụy yêu cầu Tổng bộ Hội Cách mạng thanh niên mà cụ thể là đồng chí Lê Hồng Sơn tổ chức một lớp học chính trị ngắn ngày...

Sau khi thành lập, hầu như tuần nào đồng chí Lý Thụy cũng đến thăm lớp. Người thường kể về các tấm gương anh hùng của dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung và cả Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám cho học sinh nghe. Người còn yêu cầu tổ chức cho học sinh tham quan cảnh đẹp, thăm mộ Phạm Hồng Thái… và sinh hoạt văn nghệ.

Những tháng hè và thời gian học chính trị qua nhanh. Thực hiện chủ trương đào tạo có hệ thống của đồng chí Lý Thụy, các đồng chí trong Tổng bộ đã liên hệ đưa 8 học sinh vào học tại trường Trung học Trung Sơn (Quảng Châu) trong lúc chờ đợi việc tiếp tục học tập tại Liên Xô.

Ngày 22/7/1926, đồng chí Lý Thụy gửi một bức thư cho ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin: “Chúng tôi có tại đây (Quảng Châu, Trung Quốc) một nhóm thiếu niên Việt Nam… các em còn nhỏ nhưng đã đau khổ nhiều, các em đã để cha mẹ ở nhà hàng ngàn cây số để bí mật đến Trung Quốc…”.

Thư đề nghị bạn nhận đào tạo những “Thiếu niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam” này thành những “chiến sĩ Lêninnít trẻ tuổi”  và đề xuất kế hoạch tiếp nhận rất cụ thể, chi tiết. Dưới thư ký tên: Nguyễn Ái Quốc và ghi địa chỉ của Người: “Nilốpxki – Hãng thông tấn Rôxta Quảng Châu, Trung Quốc”.

Cùng ngày, đồng chí Lý Thụy còn gửi cho đồng chí đại diện Đoàn TNCS Pháp tại Quốc tế Thanh niên Cộng sản về việc Người đã gửi thư cho ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin đề nghị tiếp nhận một số thiếu niên Việt Nam để đào tạo cùng lời yêu cầu đại diện Đoàn TNCS Pháp liên hệ với Trung ương Đoàn TNCS Lênin ủng hộ chủ trương của Người.

Dưới thư ký tên: Nguyễn Ái Quốc, nhưng ghi địa chỉ với tên là Lưu (không phải là Nilốpxki) cùng cơ quan là thông tấn xã Rôxta– Quảng Châu, Trung Quốc.

Qua hai bức thư này chúng ta càng thấy rõ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm và kiên trì chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, lớp thiếu niên học sinh Việt Nam đầu tiên nhằm chuẩn bị tiến tới xây dựng tổ chức TNCS ở nước ta đến mức nào.

Lời đề nghị của Người đã được Trung ương Đoàn TNCS Lênin đáp ứng thuận lợi. Tuy nhiên, khi kế hoạch đưa các học sinh Việt Nam sang Liên Xô đang được chuẩn bị triển khai thì ngày 15/4/1927, sau khi Tôn Trung Sơn mất, phái hữu (phản động) trong Quốc dân đảng Trung Quốc phá vỡ sự hợp tác Quốc– Cộng, làm đảo chính ở Quảng Châu.

>>Kỳ 2: Từ 8 thiếu niên ngày ấy

>>Kì 1 - Tìm về nguồn cội

Số sau: 4 – Vượt qua thử thách trở thành đoàn viên

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.