Những đoàn viên cộng sản đầu tiên - kỳ 4

Những đoàn viên cộng sản đầu tiên - kỳ 4
Không chịu khuất phục trước sự phản bội hèn hạ của bọn phản động quốc dân đảng, ngày 11/12/1927, một cuộc khởi nghĩa làm chấn động thế giới đã nổ ra ở Quảng Châu.

Theo lời kêu gọi của Ban chấp hành tỉnh ủy Đảng cộng sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông và chủ trương của Tổng bộ Hội Kách mạng thanh niên, 8 học sinh Việt Nam tại trường Trung Sơn cùng với hầu hết học viên Việt Nam trường võ bị Hoàng Phố đã sát cánh với các chiến sĩ cộng sản Trung Quốc cùng đội ngũ công nhân và quần chúng cách mạng chiến đấu quyết liệt với quân đội của bọn phản động.

8 học sinh Việt Nam trường Trung Sơn chia thành từng nhóm gia nhập các đội tuyên truyền, liên lạc, tiếp vận ... phục vụ quân khởi nghĩa. Đây là cuộc thử thách quyết liệt đầu tiên đối với họ. Lúc đầu Lý Phương Đức và Lý Tự Trọng tham gia vào đội liên lạc, nhưng sau đó Trọng xin cấp vũ khí và tham gia đội tự vệ công nhân trực tiếp chiến đấu trên các chiến lũy dựng lên khắp các đường phố.

Song khởi nghĩa Quảng Châu sớm bị dìm trong bể máu do lực lượng và trang bị chênh lệch. Quân khởi nghĩa rút ra khỏi thành phố. Rất nhiều chiến sĩ cách mạng Trung Quốc và Việt Nam có mặt ở Quảng Châu, trong đó có các học sinh Việt Nam trường Trung Sơn bị bọn phản động bắt giam, tra tấn... Lý Tự Trọng, Lý Phương Đức và các anh chị khác đều khảng khái hỏi lại chúng: “Chúng tôi chỉ là học sinh, các ông bắt chúng tôi về tội gì?”. Không một ai hé ra nửa lời, kiên cường chịu đựng đòn roi.

Các cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bị lộ đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống khủng bố đòi trả tự do cho những người bị bắt. Với tinh thần quốc tế, các đồng chí  đã tìm các luật sư có tiếng lúc ấy bảo vệ cho các đồng chí Trung Quốc và Việt Nam.

Không có bằng chứng nên cuối cùng bọn phản động phải trả tự do cho các đồng chí ta trong đó có hầu hết học viên trường võ bị Hoàng Phố và học sinh Việt Nam trường Trung Sơn do trong hồ sơ đều ghi rõ là quê ở Quảng Đông. Một bộ phận các đồng chí cách mạng Việt Nam đã học ở Hoàng Phố chuyển về căn cứ địa Đông Giang tham gia xây dựng Hồng quân công nông Trung Quốc như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Sơn ...

Bộ phận khác phân tán đi vào quần chúng làm công tác vận động cách mạng. 8 học sinh trường Trung Sơn buộc phải thôi học và cũng thực hiện việc phân tán theo các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Qua thử thách trong đấu tranh thực tiễn, 8 học sinh Việt Nam đều lần lượt được kết nạp vào Đoàn. Lý Tự Trọng là người đoàn viên thứ tám do đến năm 1929, Trọng mới đủ 15 tuổi.

Trước yêu cầu mới, Trọng rời Quảng Châu sang Hương Cảng làm công nhân ở bến tàu giúp các đồng chí ta nối đường dây liên lạc về trong nước và đi các nước. Một số đoàn viên khác trong lớp 8 đồng chí đầu tiên về sau tìm được cách sang Liên Xô tiếp tục học tập theo chủ trương của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trước đây.  

>>Những đoàn viên cộng sản đầu tiên - kỳ 3

>>Những đoàn viên cộng sản đầu tiên (Kỳ 2)

>>Những đoàn viên cộng sản đầu tiên

(Số sau: 5 - Họ đã sống và chiến đấu như thế)

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).