Những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Ảnh: VOV
Ảnh: VOV
TPO - Đầu thế kỷ 20, phong trào Đông Du đã diễn ra với mục tiêu đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập để giải cứu đất nước. Trong phong trào này, nhà chí sĩ Phan Bội Châu và bác sỹ Sa-ki-ta-rô A-sa-ba đã có một tình bạn đẹp, được lưu truyền trong lịch sử.

Lịch sử cho thấy giao lưu hai nước đã được diễn ra từ  xa xưa. Vào thế kỷ thứ 8, nhà sư Phật Triết từ miền Trung Việt Nam đã sang Nhật Bản truyền đạo và dạy nhạc Lâm Ấp, được dân người địa phương thờ tại Chùa Đại An thành phố Na-ra.

Vào thế kỷ 16, 17, các thương nhân Nhật Bản đã đến giao thương tại Hội An và hiện vẫn còn nhiều di tích còn được lưu giữ đến ngày nay như cầu Nhật Bản, khu mộ người Nhật Bản.

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao:  21/9/1973

- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán.

- Giai đoạn 1979-1990: Do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thỏa thuận. Quan hệ chính trị rất hạn chế.

-  Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.

- Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011),  nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Khuôn khổ và một số mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, cụ thể như sau:

- Năm 2002, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi 4/2002, hai nước đã thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”.

- Năm 2004 hai bên xác định “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững” (Tuyên bố chung cấp Ngoại trưởng tháng 7/2004).

- Năm 2006, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 11/2006, Thủ tướng hai nước ra Tuyên bố chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

- Năm 2007, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda đã ký Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.

- Năm 2009, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4/2009), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro đã ký Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.

- Năm 2010, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (tháng 10/2010), Thủ tướng hai nước ký “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

- Năm 2011, trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda đã ký "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản".

- Năm 2014, trong chuyến thăm cấp nhà nước Nhật Bản tháng 3/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”.

- Năm 2015, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 9/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra “Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”.

Theo Vụ báo chí - Bộ Ngoại giao
MỚI - NÓNG
Hàng Việt xuất Mỹ tăng
Hàng Việt xuất Mỹ tăng
TPO - Nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm “made in Vietnam” từ người tiêu dùng Mỹ đã thúc đẩy sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, từ mức giảm 21% trong 7 tháng đầu năm 2023 lên mức tăng 24% trong 7 tháng đầu năm nay, thúc đẩy hoạt động sản xuất lên mức 10%.