Những chốn bồng lai có thật trong "Tiếu ngạo giang hồ"

Núi Nga Mi, đảo Đào Hoa là hai địa danh được Kim Dung miêu tả như chốn bồng lai tiên cảnh trong "Tiếu ngạo giang hồ". Hãy cũng chiêm ngưỡng 2 địa danh này ngoài đời thực.

1. Đảo Đào Hoa

Có thể nói, Đảo Đào Hoa là địa danh vô cùng quen thuộc với độc giả của Kim Dung. Đây là một địa danh trong bộ ba tiểu thuyết “Xạ Điêu Tam Bộ Khúc” của ông.

Dòng chữ
Dòng chữ "Đào Hoa Đảo" do chính tay Kim Dung chấp bút.

 

Trong "Thần điêu đại hiệp", Đảo Đào Hoa là nơi ẩn cư của Đông Tà Hoàng Dược Sư – một trong Thiên hạ ngũ tuyệt. Ngoài cảnh sắc xinh đẹp, nơi đây còn là một "Bát trận đồ" được bố trí tinh vi, khiến người lạc bước khó lòng bước ra.

Những chốn bồng lai có thật trong "Tiếu ngạo giang hồ" ảnh 2

Đảo Đào Hoa là một nơi hoàn toàn có thật. Hòn đảo này nằm ở Chu San, Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là nơi có cảnh quan vô cùng phong phú, có núi, có rừng, có sông, có suối. Đặc biệt là vào mùa xuân, khi hoa đào khắp đảo nở rộ, nơi đây không khác gì chốn bồng lai tiên cảnh khiến bao người đắm say.

Những chốn bồng lai có thật trong "Tiếu ngạo giang hồ" ảnh 3

Tháng 4 năm 1994, khi nhà văn Kim Dung cùng gia đình ghé thăm Phổ Đà, Chu Sơn, ông đã từng trả lời phỏng vấn như sau: “Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây. Tôi viết bộ “Anh hùng xạ điêu” là từ năm 1957 đến 1959. Lúc đó tôi chưa hề đến Đảo Đào Hoa bao giờ.

Những chốn bồng lai có thật trong "Tiếu ngạo giang hồ" ảnh 4

Tôi chỉ là trông thấy nó trên một cuốn sách địa lý. Vốn là người Chiết Giang, khi viết truyện đến đoạn ấy tôi muốn tìm một hòn đảo nằm ở trên biển, không được cách quá xa đất liền mà lại phải pha thêm một chút sắc thái lãng mạn.

Đảo Đào Hoa chính là có vị trí vô cùng thích hợp, diện tích đảo cũng khá lớn, là địa điểm lý tưởng cho Hoàng Dược Sư, Hoàng Dung, Châu Bá Thông “tung hoành”. Nếu như các bạn muốn chứng thực rằng hòn đảo được đề cập trong truyện có phải chính là nguyên bản của Đảo Đào Hoa ở Chu Sơn không, thì câu trả lời của tôi chính là nó đấy!”.

2. Núi Nga Mi

Trong "Thần điêu đại hiệp", núi Nga Mi chính là nơi ẩn cư sau này của Quách Tương - con gái của Hoàng Dung. Bà cũng chính là người đã sáng lập nên phái Nga Mi lừng danh.

Một góc của Nga Mi nhìn từ xa
Một góc của Nga Mi nhìn từ xa

Cùng với Thiếu Lâm và Võ Đang, Nga Mi trở thành 1 trong 3 đại tông phái của Trung Hoa. Còn dưới ngòi bút của Kim Dung và trí tưởng tượng của các độc giả, đây là nơi cư ngụ của các nữ nhân, nữ hiệp hay ni cô.

Bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn. Tượng được đúc bằng đồng mạ và được mạ ngoài với 20 kg vàng.

Bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn. Tượng được đúc bằng đồng mạ và được mạ ngoài với 20 kg vàng.

Ngọn núi nổi tiếng này tọa lạc ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m. Với vẻ đẹp như chốn thần tiên, Nga Mi được mệnh danh là "Nga Mi thiên hạ tú”, tức Nga Mi đẹp thiên hạ.

Những chốn bồng lai có thật trong "Tiếu ngạo giang hồ" ảnh 7

Với vẻ đẹp tuyệt diệu của mình, Nga Mi là một trong những "thánh địa" của các fans Kim Dung và là địa điểm ghé thăm lý tưởng của du khách.

Theo Theo Gia Đình Việt Nam
MỚI - NÓNG