1. Hoàng Diệu quê ở đâu?
-
icon
Quảng Nam
-
icon
Quảng Ninh
-
icon
Quảng Ngãi
Đáp án B. Hoàng Diệu (Mậu Tý, 1828- 1882). Chí sĩ yêu nước, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông nổi tiếng công minh và thanh liêm. Canh Thìn 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh, gồm coi cả việc thương chính. Đầu năm Nhâm Ngọ 1882, đại tá Pháp Henri Rivière đem quân ra cướp miền Bắc. Ông bất bình, chỉ huy quân sĩ quyết liệt đối phó. Trước hỏa lực của quân cướp nước và một số lãnh binh bỏ thành chạy, Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 50 tuổi.
2. Nguyễn Trường Tộ từng dạy chữ Hán ở đâu?
-
icon
Nhà thờ xứ Tân Ấp
-
icon
Nhà thờ Hội An
-
icon
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Đáp án A. Nguyễn Trường Tộ (Mậu Tý, 1828- 1871) Chí sĩ, Danh sĩ, Kiến trúc sư, quê làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, cha mất sớm, ông theo học chữ Hán với cụ Tú Giai. Năm 1855, nhà thờ xứ Tân Ấp mời ông dạy chữ Hán, từ đó ông học chữ Pháp và Quốc ngữ với các giáo sĩ. Năm 1858 ông sang Pháp. Ba năm sau (1861) ông về nước. người Pháp có ý dùng ông làm tay sai nhưng ông từ chối, quyết định ở ẩn nơi quê nhà. Ông lần lượt gửi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...Năm Tân Mùi 1871 ông mất hưởng dương 44 tuổi. Ông để lại hơn 14 bản trần tình khá về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.
3. Huỳnh Thúc Kháng đỗ giải nguyên năm nào?
-
icon
1900
-
icon
1901
-
icon
1902
Đáp án A. Huỳnh Thúc Kháng (Bính Tý, 1876 - 1947) Chí sĩ, học giả, quê làng Thanh Bình, tổng Tiền Giang Phương, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm Canh Tý (1900) ông đỗ Giải Nguyên. Năm giáp Thìn đỗ Hoàng Giáp (năm 28 tuổi). Ông không ra làm quan, mà nhiệt thành lo việc nước, thương dân, kết bạn thâm tình với các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh, Trần Quý Cáp. Ông bị bắt năm Mậu Thân (1908), bị đầy Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được thả tự do vì ông là một trong những lãnh đạo phong trào Duy Tân.
4. Tôn Đức Thắng từng học nghề ở đâu?
-
icon
Sài Gòn
-
icon
Hà Nội
-
icon
Hải Phòng
Đáp án C. Tôn Đức Thắng (Mậu Tý, 1888-1980) Nhà cách mạng, quê xã Mỹ Hòa Hương, tổng Dinh Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang). Thuở nhỏ ông học ở quê nhà, năm 1906 lên Sài Gòn học nghề tại trường Bách Công rồi làm việc ở sở Ba Son, năm 1913 theo tàu biển sang Pháp làm công nhân ở Tp. Toulon. Cuối năm 1919 ông bị trục xuất khỏi đất Pháp vì ủng hộ cách mạng Nga năm 1917, trở về sống và làm công nhân ở Sài Gòn. Những năm 1920-1925 ông tham gia lập công hội bí mật ở xưởng đóng tàu Ba Son. Năm 1927 tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Cuối năm 1928 ông bị Pháp bắt nhân vụ án ở đường Barbier Sài Gòn, bị kết án 20 năm khổ sai lưu đày Côn Đảo. Đến ngày 23-9-1945 mới được trả tự do. Về đất liền, ông tiếp tục hoạt động đến tháng 10 năm 1945 thì tham gia Xứ uỷ Nam bộ rồi năm 1946 đắc cử vào Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 7 năm 1960 ông giữ chức Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969, đến ngày 23-9-1969 ông được giữ chức Chủ tịch nước cho đến khi từ trần. Ngày 30-3-1980 ông mất tại Hà Nội, thọ 92 tuổi. Do công lao, ông được Đảng, Chính phủ Việt Nam và các nước XHCN tặng nhiều huân chương cao quý.
5. Tôn Quang Phiệt từng làm Tổng thư kí uỷ ban thường vụ Quốc hội?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Tôn Quang Phiệt (Canh Tý, 1900-1973) Nhà hoạt động cách mạng, nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội, quê xã Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An. Thuở nhỏ ông học ở Vinh, năm 1923 ra Hà Nội học ở trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương. Tại đây, ông tham gia vận động tổ chức đảng Phục Việt (sau đổi là Tân Việt, tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn). Ông lãnh nhiệm vụ thành lập tại Hà Nội một chi bộ đầu tiên. Năm 1926, ông đang học năm thứ hai thì bị tình nghi nên bị đuổi học. Tháng 6-1926, ông cùng các ông Trần Phú, Vương Thúc Oánh sang Trung Quốc gặp các nhân vật trong Việt Nam cách mạng Đảng, phái đoàn vừa đến Móng Cái thì bị bắt. Một thời gian sau, ông được trả tự do, vẫn hoạt động bí mật cho Đảng. Cách mạng Tháng Tám rồi toàn quốc kháng chiến, ông đại biểu Quốc hội, Tổng thư kí uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương. Ngày 1-12-1973 ông mất tại Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Cừ từng làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Đông Dương năm nào?
-
icon
1938
-
icon
1936
-
icon
1940
Đáp án A. Nguyễn Văn Cừ (Nhâm Tý, 1912-1941) Liệt sĩ cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Sinh ngày 2-7-1912. Quê thôn Cẩm Giàng, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1927, lúc đang đi học tại trường Bưởi, Hà Nội, ông tham gia vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Do hoạt động bí mật, ông bị thực dân Pháp đuổi học. Tháng 6-1929, ông được kết nạp vào chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. Sau khi thành lập Đảng (3-2-1930), ông làm bí thư đầu tiên Đặc khu Hồng Gai, Uông Bí. Hoạt động ở đây được một thời gian, ông bị Pháp bắt, kết án khổ sai rồi đày ra Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do về sống ở Hà Nội tiếp tục hoạt động bí mật. Tháng 9-1937, ông được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Đông Dương. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Ngày 28-8-1941, ông bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm, huyện Hóc Môn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Tại pháp trường, ông đã kiên quyết xé tấm băng đen bịt mắt và hô lớn: “Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm” rồi gục ngã xuống trước làn đạn địch. Ông hi sinh lúc 29 tuổi.
7. Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động cách mạng từ năm nào?
-
icon
1929
-
icon
1930
-
icon
1932
Đáp án A. Tô Hiệu (Nhâm Tý,1912-1944) Liệt sĩ cách mạng. Quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương. Tuổi nhỏ ông học chữ Hán, sau học trường Pháp – Việt, Hải Dương rồi học ở Hà Nội. Năm 1929, ông vào Sài Gòn hoạt động cùng anh ruột là Tô Chấn Trung. Năm 1930, ông bị bắt, đày ra Côn Đảo. Tại đây, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1934, ông được trả tự do về hoạt động tại Hà Nội. Năm 1938, ông phụ trách các tỉnh duyên hải Bắc kỳ và là Bí thư thành uỷ Hải Phòng, đến tháng 12 năm 1939, ông bị bắt và đày lên Sơn La. Tại đây ông bị nhiều cực hình, bệnh nặng nên qua đời ngày 7-3-1944, hưởng dương 32 tuổi.
8. Bộ trưởng Phạm Hùng tên thật là gì?
-
icon
Phạm Văn Thiện
-
icon
Phạm Văn Tích
-
icon
Phạm Văn Thắng
Đán án C. Phạm Hùng (Nhâm Tý,1912-1988) . Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 tại xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1928-1929, ông là thành viên trong tổ chức “Nam kỳ học sinh Liên hiệp hội” và “Thanh niên cộng sản Đoàn”. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông bị bắt và kết án tử hình, sau hạ thành án chung thân, khổ sai, đày đi Côn Đảo. Năm 1946, làm Bí thư xứ uỷ lâm thời Nam bộ. Năm 1951, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được chỉ định làm uỷ viên Trung ương cục miền Nam với chức vụ phó bí thư, rồi làm Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính, phân liên khu miền Đông Nam bộ năm 1952. Năm 1956, ông được bầu vào uỷ viên Bộ chính trị. Năm 1957 làm Bộ trưởng. Năm 1975, ông làm chính uỷ bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1980). Từ tháng 6-1987, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 10-3-1988, ông mất đột ngột vì bệnh tim, thọ 76 tuổi. Ông được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý trong đó có Huân chương Sao Vàng.
9. Trần Duy Hưng từng là bác sĩ?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Trần Duy Hưng (Nhâm Tý, 1912-1988). Bác sĩ, nhà hoạt động xã hội, chính trị, tên thật là Phạm Thư, tên thường dùng là Trần Duy Hưng, sinh ngày 16 tháng giêng năm 1912, tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, sau đó du học ở Pháp. Tốt nghiệp, ông về nước hành nghề bác sĩ tại TP Hà Nội, từng tham gia hoạt động xã hội trong các tổ chức cứu tế ở Hà Nội. Sau cách mạng tháng 8-1945, ông được chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mời giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của Hà Nội. Năm 1946, ông được đắc cử đại biểu Quốc hội khóa I. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, uỷ viên nội vụ trong Hội đồng quốc phòng. Sau hiệp định Gienèver, ông về tiếp quản Hà Nội, vẫn giữ chức Chủ tịch Uỷ ban hành chính và Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội, liên tục từ năm 1957-1977. Ông mất năm 1988, thọ 76 tuổi.
10. Phạm Quang Thanh từng là đội trưởng đội du kích Ba Tơ?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Phạm Quang Thanh (Phạm Kiệt) (Nhâm Tý, 1912-1975). Tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam, từng là đội trưởng đội du kích Ba Tơ. Tư lệnh kiêm chính uỷ lực lượng công an nhân dân vũ trang. Quê xã An Phú, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1929, trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Năm 1931 bị Pháp bắt, kết án tù chung thân, đầy lên Buôn Mê Thuật. Sau cách mạng tháng 8-1945, ông hoạt động và được cử giữ chức vụ quan trọng trong Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa III, IV, được thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Ông mất năm 1975, thọ 63 tuổi.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm