Những câu hỏi dành cho Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn

Những câu hỏi dành cho Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
TPO - Anh Võ Văn Thưởng - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn - sẽ đối thoại với tuổi trẻ cả nước trong chương trình Đối thoại trẻ đầu tiên, được truyền hình trực tiếp trên VTV6 lúc 8 giờ tối nay 9/1/2008.
Những câu hỏi dành cho Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn ảnh 1
Anh Võ Văn Thưởng. Ảnh: TNO

Những bạn đọc có câu hỏi hay, bình luận xuất sắc, sẽ được Ban tổ chức chương trình “Đối thoại trẻ: Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đối thoại với thanh niên" mời tham dự chương trình giao lưu trực tiếp tại trường quay S10 của Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 9/1/2008. Mong các bạn gửi địa chỉ, điện thoại rõ ràng để Ban tổ chức tiện liên lạc.

Bấm vào đây để đặt câu hỏi  

Nguyễn Huy Hoàng; Email: huyhoang7874@yahoo.com Nâng cao khả năng tư duy của cán bộ quản lý Đoàn TN

Tôi đang làm việc cho cơ quan phi chính phủ. Tôi cũng vừa đi qua tuổi đoàn viên. Tôi có nhiều bạn học đại học bây giờ đang làm việc tại các cơ quan Đoàn cấp tỉnh và huyện. Chúng tôi đã từng tranh luận nhau khá nhiều về vai trò của Đoàn đối với sự phát triển cá nhân của thanh niên và đóng góp của Đoàn cho sự phát triển của xã hội.

Đến nay, tôi vẫn tự hỏi mình: Chúng ta có thực sự cần tổ chức Đoàn hay không? Nếu không có Đoàn thì thanh niên, sinh viên có phát triển kém và thiên lệch hơn không? Thiếu các cơ quan Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn thì địa phương đó có bị trì trệ và đói nghèo hơn không? Mong anh hãy thuyết phục tôi với câu trả lời là: Có. Hiện nay tôi vẫn thiên về: Không.

Cán bộ Đoàn cấp tỉnh và huyện mà tôi thường gặp là những người: 1. Uống rượu bia nhiều và lê la;
2. Hát hò giỏi và thích vào karaoke;
3. Khả năng tư duy biện luận kém, lặp đi lặp lại một cách nói;
4. Làm việc theo kinh nghiệm, ít sáng tạo, theo lối mòn, không dám tạo ra lối đi mới; 5. Tôn sùng lãnh đạo và không dám tranh luận với lãnh đạo;
6) Hoạt động kiểu phong trào, để chụp ảnh làm kỷ niệm, không chú trọng vào thực chất;
7. Động cơ làm việc cá nhân chủ yếu là để thăng tiến quyền lực sang cơ quan Đảng hoặc chính quyền hơn là phục vụ lợi ích nhân dân, và
8. Thiếu khả năng tiếp cận thông tin, công nghệ và các xu thế phát triển của xã hội hiện đại nói chung.

Anh có đồng ý với tôi rằng những quan sát trên của tôi là đúng không? Theo anh, làm thế nào để tổ chức Đoàn hoạt động thực chất hơn, ít tính phong trào hơn, giảm các câu khẩu hiệu và vận động sáo rỗng, và hơn hết là nỗ lực giải quyết các vấn đề thực chất của cuộc sống nhân dân hơn?

Nguyễn Văn Tuấn; Email: tuannhung66@yahoo.com  Cần đẩy mạnh việc duy trì và hoạt động của tổ chức Đoàn khu phố

Tôi nguyên là Bí thư Đoàn phường, sau đó là Bí thư Đoàn doanh nghiệp nhà nước hiện đã trưởng thành. Tôi xin hỏi đồng chí Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: BCH T.Ư Đoàn có biện pháp gì về việc tăng cường chỉ đạo và kiểm tra duy trì tổ chức Đoàn ở khu phố?

Dương Cảnh; Email: canhtieu1208@.yahoo.com  Vấn đề Đoàn cơ sở

Hiện nay Đoàn cơ sở, nhất là ở nông thôn, kinh phí để hoạt động rất eo hẹp không như ở các thành phố lớn được sự trợ giúp rất lớn từ phía cơ quan, Cty. Do đó hoạt động Đoàn ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Xin đồng chí cho biết T.Ư Đoàn có giải pháp nào để giúp đỡ Đoàn cơ sở?

Nguyễn Xuân Mạnh; Email: manhnguyenxuan1986@gmail.com

Theo anh nhiệm vụ quan trọng nhất của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì và thanh niên chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ đó?

Trần Hải My; Email: songthu72@yahoo.com.vn Hãy chăm lo cho các em nhỏ

Em đang còn ở tuổi đội viên và em biết Đoàn là tổ chức trực tiếp phụ trách và dìu dắt chúng em. Vậy em muốn hỏi anh Thưởng 2 câu như sau:

1. Hiện nay cả nước ta chưa có được 100% các sân chơi nơi sinh hoạt trên địa bàn dân cư cho trẻ em. Vậy anh có bao giờ quan tâm đến vấn đề này không?

2. Liên tiếp có những vụ xâm hại trẻ em. Vậy Đoàn sẽ có biện pháp cụ thể nào để góp phần ngăn chặn vấn đề này? Là Đại biểu Quốc hội phụ trách thiếu nhi anh có bao giờ chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những vấn đề vui chơi giải trí và bảo vệ quyền trẻ em hay chưa?

Vu Quang Truc; Email: vuquangtruc_qn@yahoo.com.vn Giai quyet nhu cau can thiet cho thanh nien mien nui, hai dao

Là một cán bộ Đoàn thuộc huyện đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc tôi rất trăn trở với việc giải quyết các nhu cầu cần thiết cho đoàn viên thanh niên miền núi biên giới , hải đảo.

Tôi thấy hiện nay đối với thanh niên miền núi, hải đảo, nhu cầu việc làm , nhu cầu được vui chơi, giải trí là những nhu cầu hết sức cần thiết và chính đáng của thanh niên.

Những năm qua các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tới vấn đề này, song tôi cho rằng hiệu quả vẫn chưa thực sự tốt, tình trạng thanh niên không có việc làm, việc làm không ổn định; điều kiện cơ sở vât chất, kinh phí, các nguồn lực khác đầu tư cho tổ chức Đoàn ở những vùng này chưa thực sự được ưu tiên thoả đáng...

Với nhiệm kỳ Đại hội này, anh Võ Văn Thưởng và BCH mới có giải pháp gì giải quyết những nhu cầu cần thiết trên cho thanh niên khu vực miền núi biên giới, hải đảo?

Phạm Công Hiển; Email: hien1959@yahoo.com

Rất nhiều đại hội Đoàn đầu nhiệm kỳ hoặc từng thời điểm thường tung ra khẩu hiệu "nổ" rất kêu nhưng theo năm tháng đến cuối nhiệm kỳ thì không thấy tổng kết hiệu quả, thậm chí còn quên luôn những gì mình đã "hạ quyết tâm".

Theo anh, Đoàn phải có biện pháp gì để xóa bỏ tình trạng "đánh trống bỏ dùi" này? Tôi tin anh thủ lĩnh trẻ, có tri thức và có tâm sẽ giải quyết tình trạng này.

Trần Quốc Lập; Email: tranquoclapnd@yahoo.com.vn Đoàn với việc tập hợp đoàn kết thanh niên nông thôn

Có một thực tế là hoạt động Đoàn ở địa bàn nông thôn ngày càng gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn.

Nguyên nhân chủ yếu là thanh niên nông thôn đã không quanh quẩn ở nhà như trước, mà đã kiếm việc làm ở các khu công nghiệp, vì vậy thời gian tham gia sinh hoạt Đoàn không nhiều.

Một mặt, do đội ngũ cán bộ Đoàn cấp chi chưa đảm đương được vai trò "thủ lĩnh" trong tập hợp thanh niên ở cơ sở. Mặt khác, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động ở cấp cơ sở còn hết sức khó khăn: trang thiết bị, nơi hội họp, kinh phí làm cho công tác Đoàn ngày càng khó khăn hơn.

Là người đứng đầu tổ chức Đoàn ở cấp T.Ư, anh có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Ha My

Qua theo dõi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX tôi thực sự thấy phấn khởi và vui mừng vì cán bộ Đoàn ngày càng trẻ hóa, mà cụ thể là Ban Bí thư T.Ư Đoàn. Đó là nhân tố mới để tạo ra sức bật mới cho phong trào Đoàn.

Nhưng có một thức tế đáng buồn là ở huyện, thành Đoàn của một số tỉnh vẫn còn tình trạng chọn thủ lĩnh Đoàn theo cứ người hơn tuổi có quan hệ là được đề bạt mà không để ý xem trình độ của họ thế nào có làm được việc không, họ có cập nhật được với thời đại đổi mới không.

Trong khi những người trẻ tuổi nhiệt tình với phong trào, có trình độ thì không được xem xét chỉ với một lý do còn trẻ trưa đủ tuổi.

Vậy với tư cách là Bí thư thứ nhất đồng chí có hướng giải quyết và tác động như thế nào với cấp ủy Đảng ở những địa phương này?

M.X.T; Email: doandanchinhdangqtri@yahoo.com.vn  Chất lượng cán bộ là quyết định

Câu nói "Cán bộ nào, phong trào ấy" luôn được khẳng định; đặc biệt là đối với công tác thanh thiếu nhi. Song, một vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay cho công tác cán bộ của Đoàn là thiếu sự quy hoạch, đào tạo nên có nhiều nơi gần như hẫng hụt cán bộ mỗi khi tới kỳ Đại hội (từ cấp chi đoàn trở lên).

Ở xã, phường, thị trấn thì cán bộ Đoàn thường được chọn từ những đoàn viên không có khả năng đi học ĐH, CĐ hay các trường chuyên nghiệp, tuy có nhiệt huyết nhưng về cơ bản là thiếu kiến thức, thiếu "tầm" để xây dựng các chương trình hành động của Đoàn đáp ứng được với nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu nhi.

Ở cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì rơi vào tình trạng "bị" làm cán bộ Đoàn. Bởi ở đây là làm công tác Đoàn kiêm nhiệm với sức ép của công tác chuyên môn, chế độ đãi ngộ gần như không có (cả về vật chất và quyền lợi chính trị)... nên khi làm cán bộ Đoàn ở đây họ thường cho là "phải làm" và tất yếu là thiếu nhiệt tình, "bình bình, thế nào cũng được", thậm chí "ăn mừng" khi hết nhiệm kỳ được thôi làm cán bộ Đoàn.

Ở cơ quan chuyên trách của Đoàn (cấp quận, huyện trở lên) cũng là điều đáng quan tâm. Người được trưởng thành từ thực tiễn thì đã lớn tuổi hoặc chưa chuẩn hóa về bằng cấp (không phù hợp với quy chế cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới của T.Ư Đoàn).

Điều chuyển từ ngành khác hoặc tuyển dụng sinh viên mới ra trường có bằng cấp, có năng lực thì thực sự cơ quan chuyên trách của Đoàn chưa đủ sức hấp dẫn họ (có thể do thu nhập hoặc nhiều yếu tố khác) và như vậy rơi vào tình trạng người làm được thì không được làm và người Đoàn cần thì không muốn làm.

T.Ư Đoàn, các tỉnh, thành Đoàn những năm qua cũng đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác cán bộ. Song việc thực hiện của các cấp bộ Đoàn chưa hiệu quả, thường là gần tới Đại hội rồi mới tính, mà đặc biệt là Đoàn thiếu tính tự chủ, thiếu thẩm quyền trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ.

Với mong muốn góp phần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, đặc biệt trong công tác cán bộ của Đoàn bản thân mong đồng chí cùng với BCH T.Ư Đoàn khóa IX có những giải pháp hết sức cụ thể, sát với thực tiễn, có hiệu lực trong thực hiện đối với công tác này. Nếu được, xin đồng chí cho biết chủ trương của T.Ư Đoàn trong nhiệm kỳ này?

Vũ Hiệp; Đoàn phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội); ĐT: 0904138178; Email: ask_vuhiep@yahoo.com

Trước tiên, chúng ta đều biết, con đường của thanh niên là lập nghiệp; hiểu đơn giản là có được công việc và được làm việc, được phát huy mọi khả năng. Đoàn là tổ chức Chính trị - Xã hội, vậy công tác nào trọng hơn?

Dường như công tác xã hội chưa được coi trọng bằng công tác chính trị. Tôi nhận thấy các phong trào Đoàn vẫn nặng về chính trị. Đất nước muốn giàu mạnh, phải chăm lo cho thanh niên. Cách chăm lo tốt nhất là tạo cho họ cơ hội để phát triển nghề nghiệp.

Bản thân tôi cũng đang gặp nhiều khó khăn về đinh hướng nghề nghiệp. Vì vậy, tôi rất cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của nhiều bạn trẻ không được may mắn trong công việc.

Nhân dịp này, tôi xin gửi câu hỏi và cũng là mong muốn, trăn trở của bản thân đến những người lãnh đạo Đoàn, đặc biệt là anh Võ Văn Thưởng, một con người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết:

“Con đường của thanh niên Việt Nam trong thế kỷ 21 này là gì? Đoàn sẽ làm gì để định hướng và giúp đỡ thanh niên lập nghiệp; Làm giàu cho bản thân và cho đất nước?”. 

Đỗ Văn Phớn; Email: dovanphon@yahoo.com

1. Đoàn sẽ làm gì để hấp dẫn, thu hút thanh niên đến với tổ chức Đoàn và làm cho thanh niên gắn bó, không muốn rời xa tổ chức Đoàn, nhất là đối với thanh niên trên địa bàn dân cư?

2. Trong nhiệm kỳ này, Trung ương Đoàn sẽ có chương trình cụ thể gì để giúp thanh niên dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên học nghề, có việc làm và nâng cao mức sống?

Mai Giới; Email: gioida4@yahoo.com

Hiện nay ở các vùng nông thôn tôi thấy hoạt động của Đoàn rất trầm. Các xã cũng có Ban Chấp hành Đoàn, nhưng gần như chẳng hoạt động gì. Là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn anh có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

PHÙNG MINH ĐỨC

XIN Đ/C BÍ THƯ CHO BIẾT HIỆN NAY TẠI CÁC VÙNG TÂY NGUYÊN, VÙNG KINH TẾ KHÓ KHĂN TÌNH TRẠNG THANH NIÊN THIẾU VIỆC LÀM NGÀY CÀNG TĂNG DẪN ĐẾN TÌNH TRANG THANH NIÊN ĐI LÀM ĂN XA NGÀY CÀNG NHIỀU. DO VẬY CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN Ở CÁC VÙNG NÀY LÀ HẾT SỨC KHÓ KHĂN. XIN Đ/C CHO BIẾT TRONG NHIỆM NHIỆM KỲ 2007 - 2012 T.Ư ĐOÀN CÓ GIẢI PHÁP GÌ GIÚP CHO KHU VỰC NÀY GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRÊN?

Nguyễn Trung Hiến: Hoạt động Đoàn ở nông thôn hiện nay

Anh suy nghĩ thế nào về việc một số người cho rằng thanh niên nông thôn hiện nay hoạt động Đoàn trong bí mật, vì hầu như không có tiền để hoạt động, Đoàn chỉ tồn tại ở Ban Chấp hành?

Tran Nam Giang - DT: 0988879555

Dong chi xac dinh va giai quyet nhu the nao van de phat trien HAI HOA cong tac Doan giua thanh thi va nong thon trong thuc tien doi moi o Viet Nam - Cac van de dang dat ra va giai phap?

Lại Cao Kiên

Hiện nay rất nhiều thanh niên nông thôn đi làm tự do ở các khu kinh tế tập trung. Trung ương Đoàn có giải pháp gì để tập hợp số thanh niên này?

Cao Hồng; Email: Caohong@yahoo.com

Tôi thông cảm với trăn trở của anh Võ Văn Thưởng. Nhưng quả thật dù có cố gắng đến đâu, dù có đào tạo cán bộ Đoàn cấp huyện, quận thì cũng khó đưa hoạt động Đoàn có hiệu quả.

Thanh niên ngày nay không còn suy nghĩ như trước kia, chúng ta không thể cứ làm phong trào bề nổi rồi báo cáo. Tấm gương xã hội phản ánh sinh động hiện thực khi chúng ta vẫn chưa tạo ra một nền văn hoá "Nói thật". Đến lúc này không nhiều đoàn viên thanh niên tin vào lời nói nữa.

Việc xây dựng đề án "Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên lập nghiệp" lại càng khó thuyết phục. Đoàn có cơ sở nào để xây dựng đề án này khi mà các trường đại học, cả hệ thống dạy nghề cũng chưa làm được hiệu quả.

Chúng ta đã có chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề nông thôn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều hành nhưng hiên nay cũng chưa đánh giá xem hiệu quả đến đâu. Bài

Tôi khẳng định Đoàn không đủ tầm để làm việc này. Chúng ta đã có tới hai Bộ (Lao động và Giáo dục) làm việc này. Nay, lại thêm Đoàn vào cuộc, miếng bánh về đào tạo nghề chia ra nhiều quá, ở các nước tiên tiền họ không làm thế.

Anh Thu:  Luong cua can bo Doan chuyen trach

La mot can bo Doan chuyen trach - Bi thu Doan khoi DN, cap bo Doan tuong duong cap huyen, toi rat buc xuc ve viec huong luong hien nay.

Cu the, truoc nam 2004, toi duoc huong luong nhu Bi thu Doan cap huyen (luong bau cu), nhung tu ngay 1/10/2004 khi chuyen sang luong moi thi toi khong duoc huong luong nhu truoc day ma lai xep vao luong chuyen vien (thoi gian cong tac + phu cap chuc vu). He so luong cua toi hien nay la 3,33 + 0,3( phu cap).

Toi lam cong tac Doan den nay da 10 nam, nhung voi dong luong it oi cua can bo Doan nhu vay thi chi vua du nuoi ban than. Xin anh cho biet vi sao mot cap bo Doan tuong duong cap huyen nhung he so luong khong duoc xep nhu cap huyen? Trong thoi gian toi Ban Bi thu co huong gi de dieu chinh luong doi voi can bo Doan chuyen trach khong?

Nguyễn Linh Ngọc; Email: linhngoc812@yahoo.com.vn  Chương trình phát triển thanh niên đến năm 2010

Chúng ta đã có Chương trình phát triển thanh niên đến năm 2010, nhưng trên thực tế, một số bộ, ngành và các địa phương chưa mặn mà lắm với công tác chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau của thực trạng này, nhưng tôi nghĩ trong đó có một nguyên nhân chủ quan do tổ chức Đoàn chúng ta tham mưu chưa tốt về nội dung này.

Với vai trò là người đại diện cao nhất cho thanh niên trước Đảng và Chính phủ, đồng chí có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới?

Xin cảm ơn và chúc đồng chí luôn dồi dào sức khỏe để đồng hành tốt với thanh niên.

Võ Giang; Email: giang_keyboard@yahoo.com  Xóa bỏ khoảng trống

Em cũng là một cán bộ Đoàn. Qua quá trình làm việc tại cơ sở, có một thực tế như sau: Rất đông đảo thanh niên (trong và ngoài nước) rất yêu Đoàn và sẵn sàng hết lòng với Đoàn.

Tuy nhiên, rất ít cấp bộ Đoàn nhận được sự ủng hộ một cách thật lòng và vô tư của các cấp ủy, hay lãnh đạo cấp trên trực tiếp. Hầu hết, các cấp này chỉ hứa hẹn mọi điều cho Đoàn vào những dịp liên quan đến Đoàn, còn trôi qua rồi thì họ không còn coi cán bộ Đoàn (chưa nói đến đoàn viên) ra gì cả.

Điều này vô tình tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa đoàn viên thanh niên với các cấp lãnh đạo. Vậy, trong nhiệm kỳ mới này, Ban Bí thư T.Ư Đoàn có hình thức hay cơ chế nào để can thiệp, xóa bỏ khoảng trống này không?

Nguyễn Đăng Vượng; Mobile: 0986 000 666; Email: vuongdang12@yahoo.com.vn Hoạt động Đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Là một thanh niên sống và làm việc tại Thủ đô tôi luôn luôn theo dõi các hoạt động của Đoàn trong thời gian qua. Tôi nhận thấy, trong công cuộc đổi mới và hội nhập toàn cầu, thanh niên là lực lượng hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Trong bối cảnh đất nước mở cửa và đã gia nhập WTO, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam cũng như ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước được hình thành và phát triển đã thu hút một lượng không nhỏ thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp này tại các khu công nghiệp.

Nhưng do lợi ích của nhà đầu tư nên có thể nói hoạt động Đoàn và các hoạt động khác cho thanh niên tại các khu công nghiệp không được quan tâm. Sau giờ làm việc các công nhân là thanh niên thuê nhà tại các khu nhà trọ không có điều kiện sinh hoạt Đoàn, không có phương tiện để theo dõi các hoạt động của Đoàn... làm cho lực lượng thanh niên tại đây ngày càng xa rời với tổ chức Đoàn.

Vậy xin anh Thưởng - Thủ lĩnh của thanh niên - cho biết định hướng của Đoàn như thế nào để có thể quy tụ được lực lượng thanh niên cũng như những giải pháp gì để giúp đỡ thanh niên trong khối doanh nghiệp này để họ có thể phát huy hết sức lực của mình cho Đoàn?

Nguyễn Văn Thanh. Hà Tĩnh  Chế độ phó bí thư Đoàn phường, xã, thị trấn

Anh hãy cho biết khi nào thì tham mưu được với Chính phủ để đội ngũ phó bí thư Đoàn phường, xã, thị trấn được biên chế và được đóng bảo hiểm?

Lâu nay độii ngũ phó bí thư chỉ hưởng phụ cấp 220.000 đồng, nên không đảm bảo đời sống cho họ nên họ không an tâm và không muốn làm cán bộ Đoàn.

Đỗ Mạnh Hà; Email: ha_trang_68@yahoo.com.vn

Hiện nay cán bộ Đoàn ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ Đoàn ở nông thôn rất nhiều đồng chí tuổi đã cao nhưng chưa được chuyển công tác. Ban bí thư T.Ư Đoàn có biện pháp gì để giúp cho cán bộ Đoàn yên tâm công tác nếu như hết tuổi đoàn không biết chuyển đi đâu?

BCH khóa mới có giải pháp nào để thu hút tập hợp rộng rãi thanh niên nông thôn tham gia sinh hoạt Đoàn?

Tran Thi Lien Hiep; Email: lienhiepctho@yahoo.com

Truoc tinh hinh bien dong cua nen kinh te thi truong, thanh nien ngay cang co loi song thuc dung hon, khong tha thiet voi to chuc Doan, doi voi nhung hinh thuc ky luat cua to chuc Doan co le khong lam ho ban tam, tham chi ho san sang ra khoi Doan. BCH T.U Doan khoa moi se co nhung giai phap gi cu the giup can bo Doan co so hoat dong duoc hieu qua hon?

Phạm Văn Phương; Email: phvphuongpt@yahoo.com  Chế độ cho cán bộ Đoàn?

Trước hết tôi rất tâm đắc với anh Thưởng khi tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp với ĐVTN cả nước để chúng tôi có cơ hội được bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ và nguyện vọng của mình.

Tôi là một giáo viên được điều động, luân chuyển sang công tác ở Huyện Đoàn. Việc thay đổi môi trường công tác chịu khá nhiều thiệt thòi về lương, thời gian so với ở ngành giáo dục nhưng tôi vẫn hài lòng với công việc mình đang làm. Tôi có 2 vấn đề muốn đề xuất với anh Thưởng như sau:

Một là, Bí thư chi đoàn các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở phải đảm đương rất nhiều công việc ở các nhà trường, mọi việc từ bé đến lớn trong trường đều giao cả cho chi đoàn trường mà đứng đầu là Bí thư chi đoàn vừa hô hào chỉ đạo, vừ trực tiếp làm trong khi đó không có bất kỳ một khoản phụ cấp nào cho đối tượng này. Vì vậy khi giao nhiệm vụ Bí thư chi đoàn trường hầu như không ai muốn làm. Anh Thưởng nghĩ sao?

Hai là, thực tế Bí thư các huyện, thị, thành Đoàn hay tương đương thường tham gia vào rất nhiều chức danh ở các tổ chức, đoàn thể nên thời gian đi hội họp khá nhiều, công việc cơ quan cấp phó phải xử lý rất nhiều.

Trong khi đó cấp phó nhiều khi xử lý còn lúng túng do thiếu kỹ năng nghiệp vụ mà lại ít được đi tập huấn, chủ yếu là tập huấn cho Bí thư sau đó có về hướng dẫn lại nhưng không đầy đủ.

Vậy anh và BCH T.Ư Đoàn khoá IX xem xét có tổ chức tập huấn cho đối tượng Phó Bí thư các huyện, thị, thành Đoàn hay tương đương được không?

Cao Việt Trường; Email: truongcaoviet@gmail.com Vấn đề tư tưởng đạo đức của thanh niên và kết nạp Đảng của sinh viên

Anh có thế cho chúng em biết (cho em xưng hô như vậy đối với anh) vào những năm tới Đoàn ta có những biện pháp gì để cải thiện đạo đức của một số lớn bộ phận thanh niên, giảm đi những hiện tượng xuống cấp đạo đức của một số thanh niên? Đoàn ta có phải chịu một phần trách nhiệm khi có nhiều tội phạm, vụ thác loạn, những kẻ có lối sống buông thả lại là đoàn viên, thanh niên?

Cho em kiến nghị: Vấn đề rất lớn của Đảng ta là chất lượng đảng viên, trẻ hóa nâng cao học vấn trình độ cho đảng viên. Vì vậy cần tiến cử những thanh niên có đạo đức, có tài năng vào Đảng. Sinh viên là đối tượng có văn hóa cao nhất trong thanh niên. Vậy mà sao sinh viên vào Đảng khó quá vậy?

Em cho rằng những sinh viên có thành tích học tập, có tâm huyết xây dựng Đảng, có lý lịch rõ ràng nên được Đoàn ta tiến cử vào Đảng.

Anh có thể cho biết email để chúng em có thể gửi gắm những ý tưởng xây dựng Đoàn ta. Qua nhiều cửa nhiều cấp thì lâu lắm anh ạ.

Phạm Quốc Khánh; Email: phamkhanh_tb@yahoo.com  Chế độ cán bộ Đoàn trong thời kỳ đổi mới và phương hướng đoàn viên là học sinh

Tôi là cán bộ Đoàn khối THPT. Trong Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX tôi được theo dõi qua thông tin đại chúng và mạng Internet nhưng có một vấn đề mà tôi cần quan tâm và mong muốn các cấp bộ Đoàn quan tâm đến một số lượng không nhỏ đoàn viên, thanh niên đang tu dưỡng và học tập tại các trường THPT. Đây chính là một lực lượng kế tục sự nghiệp của cha ông.

Tôi mong muốn được biết phương hướng chỉ đạo của T.Ư Đoàn về vấn đề đạo đức học sinh và học tập của các cấp bộ Đoàn đối với học sinh trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Trước việc thay đổi về phương pháp học tập và thi cử hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, T.Ư Đoàn có quan điểm như thế nào và phương hướng triển khai các hoạt động ra sao?

Một vấn đề thứ hai tôi muốn anh Thưởng cho biết là chế độ đối với các hoạt động Đoàn của cán bộ trường học được triển khai như thế nào? Mạnh địa phương nào thì triển kahi ở địa phương đó phải không? Tại Thái Bình hiện nay chỉ có 2 đến 3 trường THPT thực hiện, anh nghĩ sao về việc này?

Thực chất việc hoạt động Đoàn ở trường THPT hiện nay vẫn là kiêm nhiệm, nếu hoạt động tích cực về đoàn thể thì chuyên môn không thể làm tốt được.

Vả lại tuổi Đoàn quy định là không quá 35 tuổi thì sau đó cán bộ Đoàn sẽ làm được gì nếu một thời gian dài không được chăm chút về chuyên môn? Các anh có biện pháp nào để động viên giáo viên trẻ hoạt động Đoàn không?

Tôi có thể đưa ra ví dụ như sau: một giáo viên trẻ ra trường được 1,2 triệu đồng, tiền ăn một tháng từ 750.000 - 900.000 đồng; tiền nhà trọ 200.000 - 300.000 đồng, tiền chi phí hàng ngày: xăng xe, điện thoại... 300.000 - 400.000 đồng. Như vậy tính đơn giản là họ phải chi hết 1.250.000 đồng.

Nếu như vậy không làm thêm thì không đủ chi tiêu, nếu làm thêm thì không có thời gian hoạt động phải không anh?

Chính vì vậy tôi thấy cán bộ Đoàn, đặc biệt là Bí thư Đoàn trường, ít mang tính tự nguyện đúng với lý tưởng thanh niên. Các anh hãy đưa ra giải pháp hoạt động Đoàn trường học để động viên cán bộ hoạt động tốt hơn.

NG; Email: ngiang168@gmail.com

Đúng là cán bộ Đoàn ở một số nơi còn hạn chế về trình độ song T.Ư Đoàn cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là cán bộ Đoàn cơ sở nhất là ở xã, phường, thị trấn dù năng lực tốt đến mấy cũng không được bầu làm thủ lĩnh ở cấp huyện, thị.

Chính điều này làm cho phong trào Đoàn thường chỉ mang tính bề nổi vì ở cấp huyện, thị mấy khi hiểu hết được khó khăn của việc tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay (kinh phí cấp cho Đoàn xã hiện nay chỉ 3.800.000 - 4.000.000 đồng/năm).

Tôi nghĩ đầu ra cho cán bộ Đoàn cần phải được thực hiện thực sự chứ không nên chỉ hô hào khẩu hiệu. Tôi thấy đại đa số cán bộ Đoàn xã phường thị trấn hiện nay đều đã có trình độ từ Trung cấp chuyên nghiệp và Đại học song chưa được quan tâm đến đầu ra mặc dù đã trên dưới 40 tuổi.

Có một thực tế là khi làm cán bộ Đoàn cơ sở dù phụ cấp rất ít hiện nay chỉ hơn 700.000 đồng/tháng nhưng do nhiệt huyết với công tác họ vẫn làm song đến lúc hết tuổi Đoàn mà không được chuyển sang chức danh khác thì cơ hội tìm việc làm cũng không còn nhiều.

Thiết nghĩ T.Ư Đoàn nên tìm hiểu thực tế từ cơ sở để có những giải pháp hữu ích cho việc tìm đầu ra cho cán bộ đoàn cơ sở nhất là đối với cán bộ Đoàn ở xã, phường, thị trấn.

Vũ Quang Anh; Email: anh_ktk@yahoo.com  Đoàn sẽ đi sâu sát với thanh niên như thế nào?

Về thực trạng hiện nay của Đoàn thì đã có nhiều ý kiến đề cập. Nên tôi chỉ hỏi mấy câu như thế này:

1. Đoàn có những kế hoạch nào để đi sâu sát với thanh niên? Cách thức như thế nào? Mức độ thường xuyên ra sao?

2.- Bác Hồ đã nói rằng "Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong!" Đoàn đã và sẽ vận dụng câu nói này như thế nào?

3. Những ý kiến đóng góp của Đoàn viên, thanh niên sẽ được Đoàn ghi nhận và chuyển thành hành động cụ thể như thế nào?

4. Hiện nay, thực trang tham nhũng, lãng phí đang diễn ra lan tràn, gây ra những hậu quả không thể tưởng tượng được. Đoàn có dám khẳng định rằng trong Đoàn không có và sẽ không có hiện tượng đó không? Đoàn sẽ làm gì để góp phần cùng nhân dân chống tham nhũng, lãng phí?

Hoang Ngoc  Can co dinh huong cho phong trao Doan giai doan moi

Toi la mot can bo Doan da lau nam (1995 den nay). Hien nay toi dang la Bi thu Huyen Doan cua mot huyen mien nui vung dong bao dan toc thieu so.

Qua dien dan nay toi rat cam thong va chia se voi anh Vo Van Thuong vi trong dieu kien hien nay to chuc Doan chung ta dang phai chiu rat nhieu suc ep tu nhieu phia, dac biet la nhu cau thiet yeu cua thanh nien hien nay lai nam ngoai tam tay cua Doan.

Vi du nhu: ngan sach danh cho hoat dong Doan eo hep, viec luan chuyen can bo, giai quyet cong an viec lam, tao von phat trien kinh te va hoat dong giai tri cho tuoi tre...

Trong khi do nhieu khi cap uy, chinh quyen lai dat cho Doan ganh vac rat nhieu trach tai dia phuong tu tinh den huyen den xa va cap thon ban, trong khi do muc thu nhap co han, tham chi con la su hy sinh cho loi ich xa hoi cua khong it can bo lam phong trao TTN...

Chinh vi vay toi chi co mot mong muon BCH T.U Doan khoa moi hay nghien cuu giai phap cu the de trinh Chinh phu co duoc co che chinh sach de to chuc Doan chung ta co kha nang chu dong trong kinh phi, dao tao, tuyen chon can bo, nguon von... thi to chuc Doan moi thuc su la doi du bi tin cay cua Dang.

Vay mong anh va BCH khoa moi hay vi tuoi tre Viet Nam lam mot dieu gi do de DVTN ca nuoc trong doi. Toi tin tuong va gui niem tin vao Anh. Chuc anh hanh phuc, thanh dat.

Phạm Công Hiển; Email: hien1959@yahoo.com; 20/52 KP3, phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai; Điện thoại 0919.820119

Hiện nay những bạn trẻ có tài có đức không thiếu, nhưng một nghịch lý vẫn tồn tại là các cơ quan, Cty vẫn kêu thiếu những người có khả năng làm việc giỏi còn các bạn trẻ thì than không có "đất" để thể hiện mình. Với cương vị là thủ lĩnh Đoàn anh có giải pháp gì đề xuất với Chính phủ để xóa bỏ tình trạng này?

Joseph Tran; Email: JOSEPHTRAN1601@yahoo.com; USA

La thanh nien song o nuoc ngoai, toi cung nhu biet bao ban tre tren toan the gioi hang nam he den lai ve voi que huong ,voi nhung buoi sinh hoat tran day thu vi va voi bao niem han hoan ngay dem huong ve que huong To quoc.

Vay toi xin hoi Doan da co chuong trinh hanh dong gi de co the lien ket giua lop thanh nien kieu bao dang sinh song o nuoc ngoai de co the cung lop tre hien nay co the cung giao luu lien ket xay dung nhung chuong trinh hanh dong thiet thuc de dong gop xay dung que huong?

Theo toi, Doan nen co nhung chuong trinh cu the danh co thanh nien kieu bao co the cung tham gia dong gop voi Doan trong cong cuoc xay dung dat nuoc bang nhung hanh dong cu the de thanh nien tren toan the gioi co the dang ky tham gia, hoac co nhung buoi hoi thao tuoi tre kieu bao suy nghi gi voi dat nuoc hien nay de giup cho cac ban tre hieu phan nao ve coi nguon,  que huong Viet Nam.

Nhu chung ta da biet mot bo phan kieu bao hien nay tren toan the gioi la mot bo phan khong the thach roi voi que huong voi dat nuoc, vay lop tre thanh thieu nien hien nay tren toan the gioi cung la mot bo phan khong the thieu voi Doan ta.

Toi hy vong Doan ta nen nghi gi va lam gi de giup cho cac ban tre tren toan the gioi co the gan bo voi lop tre hien nay o que huong co the cung tham gia dong gop xay dung dat nuoc Viet Nam ngay cang phon vinh, ma lop tre la mui nhon la rung cot que huong nuoc nha.

Quách Tuấn Duy

Trong điều kiện hiện nay Luật Ngân sách đã được thực hiện và ổn định, thế nhưng ở rất nhiều cơ sở Đoàn vẫn chưa được khoán mức kinh phí phù hợp mà vẫn còn tình trạng "xin - cho", thậm chí có khi "xin " mà không "được cho" và cuối cùng là không hoạt động được phong trào.

Thứ hai là, việc quy hoạch đào tạo cán bộ Đoàn chưa được quan tâm đúng mức, vì có những cán bộ tham gia với Đoàn từ lúc ở tận khóm-ấp rồi đến chuyển về xã được nhận nhiệm vụ Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn cơ sở nhưng vẫn không được cho đi đào tạo (ngoài việc tham gia tập huấn tại huyện, tỉnh). Vậy BCH khoá mới có những "đồng hành" nào giúp đở cho cơ sở tháo gỡ hai vấn đề trên ?

LE TRONG DUNG; Email: fomtala_5_2001@yahoo.com

La mot nguoi rat yeu thich nghe can bo Doan va cung da duoc dao tao tai mot truong cua T.U Doan nhung toi rat mong muon co mot lan duoc bay to tam tu nguyen vong cua toi va rat rat nhieu nguoi yeu thich phong trao nhu toi voi anh Vo Van Thuong. Rat mong doi.

Toi xin duoc dat mot cau hoi nhu sau: Tren cuong vi la nguoi dung dau to chuc Doan, xin anh cho biet bien phap cu the de nang cao chat luong phong trao Doan tai co so va tuong lai cua can bo Doan co so ve "Kinh te"?

Nguyen The Anh; Email: theanh197@yahoo.com

To chuc Doan co Hoc vien Thanh thieu nhi la noi dao tao can bo Doan cho ca nuoc. Tuy nhien khi tot nghiep ra truong chi duoc cong nhan trinh do Trung cap. O tinh toi, khi xet tuyen can bo, da so cac co quan, cac nganh khong nhan sinh vien co trinh do Trung cap.

Anh co the cho biet trong thoi gian toi, T.U Doan se co ke hoach gi ve chuong trinh dao tao cua Hoc vien Thanh thieu nhi?

KHÁNH TOÀN; Email: KHANHTOANDCD@YAHOO.COM.VN

Tôi rất hoan nghênh tinh thần và chủ trương về đối thoại với TN cả nước được truyền hình trực tiếp qua Đài Truyền hình Việt Nam. Đây có thể coi là một bước đột phá mới của T.Ư Đoàn tại ĐH Đoàn lần này, là dịp để ĐVTN cả nước được trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, nhưng mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược thanh niên, công tác thanh niên, công tác Đoàn trong tình hình mới. Nhân đây cho tôi xin được phép trao đổi với đ/c Bí thư thứ nhất và Ban Bí thư TW Đoàn một số nội dung sau:

- Tổ chức Đoàn đã trở thành hạt nhân chính trị trong công tác Đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi hay chưa? Như thế nào thì "Đoàn mới là người bạn đồng hành với Thanh niên"?

- Hiên nay TN trong các Cty, xí nghiệp rất nhiều, họ rất thích hoạt động Đoàn, nhưng lại không có tổ chức Đoàn của chúng ta; nếu có thì chỉ là Hội LHTN, đội. nhóm...tại các khu nhà trọ. Đồng chí nghĩ gì về vấn đề này? Trong thời gian tới, đ/c có hướng gì và biện pháp nào để thanh niên trong các Cty, xí nghiệp được hoạt động trong tổ chức Đoàn tại nơi mình làm việc?

- Kinh phí chi cho hoạt động Đoàn (cấp Chi đoàn, Đoàn cơ sở) là một vấn đề hết sức nan giải, không được Nhà nước hoặc T.Ư Đoàn cấp kinh phí, nhưng ở đó lại là nơi triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đoàn. Đ/c nghĩ gì và hướng sắp tới của T.Ư Đoàn sẽ như thế nào về vấn đề đó?.

Tiêu Hồng Phúc; Email: Bithuhuyendoan@yahoo.com.vn 

Hiện nay thực tế công tác Đoàn và phong tráo Thanh thiếu nhi đang gặp những khó khăn nhất định, nhất là đối với địa bàn dân cư. Trong lúc bí thư chi đoàn thôn, khu phố không có chế độ, chủ yếu nhiệt tình là chính nhưng một số địa phương hiện nay vì chạy theo thành tích nên nhiều hoạt động, phong trào đều giao chỉ tiêu cụ thể.

Trong lúc tỉnh giao về huyện, huyện muốn đạt chỉ tiêu phải giao về xã -  phường, nhưng xã - phường phải giao về từng chi đoàn thôn, khu phố nhưng thực tế ở địa bàn thôn khu phố đoàn viên cũng phải tự lo cho cuộc sống kể cả bí thư Đoàn cũng vậy nên thời gian dành cho hoạt động Đoàn là có hạn.

Do vậy, nhiều chỉ tiêu không thể hoàn thành được nhưng xã, phường vì thành tích báo cáo đạt về huyện, huyện báo cáo đạt về tỉnh, tỉnh báo về T.Ư, cuối cùng con số thì khổng lồ nhưng chất lượng và thực chất chỉ đạt phân nửa.

Điều này về lâu dài làm cho uy tín tổ chức Đoàn phần nào giảm sút rõ rệt, một bộ phận thanh niên không thấy được họ vào Đoàn thì được quyền lợi gì. Để giải quyết vấn đề này thì theo đ/c cần có những giải pháp nào trong nhiệm kỳ mới?

Phạm Huy Văn; Email: vanphamhuy@gmail.com CHẾ ĐỘ CHO CÁN BỘ ĐOÀN THÔN, BUÔN

Trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ở thôn buôn hiện nay, lực lượng Bí thư và Phó Bí thư chi đoàn thôn buôn thường xuyên biến động tức là bỏ đi làm ăn và chúng ta không thể giữ họ lại được. Vì rằng họ không được hưởng một chế độ đãi ngộ nào. Xin hỏi đồng chí trong nhiệm kỳ đến có phương án nào cho việc này không?

Phạm Hồng Thái; Email: Hongthai vptunb@hotmail.com

Theo tôi vấn đề sống còn của một tổ chức phải nói đầu tiên là con người, nhất là người đứng đầu, tôi có dịp được tiếp xúc với đồng chí Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, tôi có cảm giác đây đúng là thủ lĩnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập.

Trong nhiệm kỳ tới, tôi đề nghị Bí thư quan tâm đầu tiên đến việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn, cần xiết chặt đầu vào để chọn lựa một đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực, cần tham mưu với Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ cán bộ Đoàn.

Tôi rất tâm đắc khi tiếp xúc với cán bộ Đoàn TNCS Trung Quốc. Họ thực sự là những người đa tài. Ở Trung Quốc người ta có quan niệm những người là cán bộ Đoàn đều là những người tài hoa, còn ở Việt Nam thì không hẳn là như thế.

Điều này là do có một thời gian chúng ta đã quá coi nhẹ việc tuyển dụng cán bộ Đoàn chuyên trách. Vì vậy chất lượng cán bộ có chiều hướng giảm cả về năng lực, phong cách và nhiệt huyết, sức hút với thanh niên hạn chế.

Cần ưu tiên tuyển chọn những cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp từ loại khá trở lên và phải là hạt nhân tích cực trong phong trào Đoàn, sinh viên về làm cán bộ Đoàn chuyên trách, hoặc phải lựa chọn ngay từ phong trào những cán bộ có năng lực, có trình độ cơ bản để bố trí làm cán bộ Đoàn chuyên trách.

BCH Đoàn các cấp cần phải có cơ cấu đoàn viên là doanh nhân tiêu biểu để góp tiếng nói, hiến kế, hiến công cho việc giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế.

Cần đổi mới nội dung đào tạo của Học viện Thanh thiếu nhi theo hướng bồi dưỡng các chủ doanh nghiệp trẻ, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về thị trường, trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh theo mô hình của Học viện Thanh niên Thâm Quyến (Trung Quốc).

Tóm lại, Đoàn phải thực sự đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân lập nghiệp, thay vì hễ nói đến hoạt động Đoàn là chỉ nặng hát, múa, vui vẻ, như vậy thì sẽ khó thu hút được lớp thanh niên đang say sưa nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh mà chỉ chủ yếu là thanh niên thích vui chơi ca hát.

Sở thích, lý tưởng của thanh niên ngày nay rất phong phú, đa dạng, nếu tổ chức Đoàn tạo được cho họ một môi trường phong phú, đa dạng, thiết thực, lành mạnh thì tôi tin rằng Đoàn sẽ thực sự là bạn đồng hành của thanh niên Việt Nam.

Nguyễn Hữu Dân; Email: huudan602@yahoo.com.vn  Đâu là đầu ra cho cán bộ Đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi làm Bí thư Đoàn một trường THPT đã 15 năm, năm nay tôi đã 37 tuổi. Vừa rồi xem báo, tôi thấy chủ trương của Đoàn ta xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trẻ.

Cụ thể tuổi đời không quá 40 (tuổi bình quân BCH T.Ư Đoàn khóa IX không quá 35, Bí thư không quá 40). Bí thư huyện, quận và tương đương không quá 35.

Trên thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở (nhất là vùng nông thôn) có tuổi đời 40, thậm chí 45 là con số không phải là ít. Vậy đồng chí (và cả BCH T.Ư Đoàn khoá I X) có giải pháp gì cho việc bố trí sắp xếp công việc cho cán bộ đoàn đã lớn tuổi?

Đoàn có giải pháp gì cho việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ (văn hóa, chuyên môn và chính trị) cho đội ngũ cán bộ Đoàn, vì hiện nay trình độ của cán bộ Đoàn (nhất là Đoàn cơ sở ở vùng nông thôn) còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc? Ở họ, tâm huyết và lòng nhiệt tình có thừa nhưng họ không được bồi dưỡng và học hành tử tế.

Một thực tế ở một số địa phương, việc bố trí cán bộ Đoàn các cấp hầu như là do tổ chức Đảng bố trí sắp đặt, BCH chỉ được "họp" và "bàn" mang tính thông báo còn sự việc đã được tổ chức sắp đặt sẵn. Vậy, tại sao Đảng cho Đoàn cái chức cớ sao lại không cho Đoàn cái quyền - Ít ra là cái quyền lựa chọn cho mình một thủ lĩnh?

Mai Đức Thắng; Email: ducthangtra@gmail.com

Bản thân tôi cảm thấy Đoàn với tôi khá xa lạ, tại trường ĐH tại sao các bạn sinh viên không lo tập trung học tập, nghiên cứu sau khi ra trường các bạn có kiến thức, có những điểm tốt. Đó là cách giúp đất nước thiết thực hơn là cứ lo làm những cái chung chung, phong trào này kia, chiếm nhiều thời gian. Vấn đề chính là học chứ?

Phạm Hồng Linh - Đà Nẵng; Tel: 0985839390; Email: misa71283@yahoo.com

Giáo dục, truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thanh niên phải bắt đầu từ đâu và bằng cách nào để đạt hiệu quả luôn là câu hỏi cho bất cứ ai có tâm huyết đối với công tác thanh niên.

Tuy rằng trong thực tế các tổ chức quận, huyện Đoàn và các cơ sở Đoàn đã thực hiện nhiều biện pháp như: "Về nguồn", "Tuyên truyền ca khúc cách mạng", thăm di tích lịch sử... để thực hiện công tác truyền thụ, nhưng dường như vẫn chưa đủ liều lượng, có sức thuyết phục cao, và có tính hiệu quả.

Trong khi đó một bộ phận đoàn viên thanh niên, sinh viên các trường hầu như học các môn như: Triết học, CNXH, Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ mang tính đối phó, học cho có học.

Vậy T.Ư Đoàn sẽ có những giải pháp gì để việc truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thanh niên có hiệu quả hơn, không làm phai mờ lý tưởng sống ở một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay?

Đỗ Mạnh Hà; Email: ha_trang_68@yahoo.com.vn

Hiện nay cán bộ Đoàn ở cơ sở đặc biệt là cán bộ Đoàn ở nông thôn rất nhiều đồng chí tuổi đã cao nhưng chưa được chuyển công tác khác vì các vị trí công tác khác đã có người trong khi đó tuổi của cán bộ Đoàn lại cao.

Ban Bí thư T.Ư Đoàn có biện pháp gì để giúp cho cán bộ Đoàn yên tâm công tác nếu như hết tuổi Đoàn không biết chuyển đi đâu, mà ở lại thì lại không phù hợp? BCH khoá mới có giải pháp nào để thu hút tập hợp rộng rãi thanh niên nông thôn tham gia sinh hoạt Đoàn?

Đặng Đình Đồng - Bí thư Đoàn TNCS HCM Cty Cổ phần xi măng 12/9 Anh Sơn (Nghệ An); Email: mitanhson@yahoo.com.vn

Tôi rất vinh dự là đại biểu tham dự Đại hội Tỉnh đoàn Nghệ An lần thứ XV và được tham gia thảo luận các nội dung báo cáo của Đại hội trong đó đề cập đến 4 đồng hành (Nghệ An 3 đồng hành) với thành niên.

Tôi rất vui vì Đoàn đã quan tâm nhiều hơn đến thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Nhưng tôi vẫn băn khoăn vì để đồng hành với thanh niên cần có giải pháp cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Qua chương trình tôi muốn bày tỏ băn khoăn của mình đó là Đoàn cần phải làm gì để thực sự đồng hành với thanh niên?

Đồng hành với thanh niên trong học tập nâng cao trình độ cần phải đặt rõ mục tiêu và phải có giải pháp cụ thể để hướng nghiệp cho thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Vậy Đoàn cần phải làm gì để giúp thanh niên lựa chọn đúng và phát huy được sở trường, năng khiếu của mình để học và tìm được một nghề thích hợp với chính bản thân họ?

Hơn nữa hiện nay các chương trình đào tạo trong nước chưa phù hợp, chưa đáp ứng với sự hội nhập và các yêu cầu về trình độ "nghề" của thanh niên khi đào tạo trong nước. Vậy T.Ư Đoàn có những chính sách gì để thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên đáp ứng được các yêu cầu đó?

Tôi nghĩ, đồng hành với thanh niên trong giai đoạn hiện nay cần quan tâm rất nhiều điều kiện: Đào tạo, hướng nghiệp nghề, mở mang ngành nghề, cho vay vốn...Hiện nay Đoàn chúng ta chưa có đủ khả năng đáp ứng những vấn đề này. Vậy đâu là giải pháp? Cần phải làm như thế nào để thực sự đồng hành cùng thanh niên?

Tran Thi Lien Hiep; Email: lienhiepctho@yahoo.com

Truoc tinh hinh bien dong cua nen kinh te thi truong, thanh nien ngay cang co loi song thuc dung hon, khong tha thiet voi to chuc Doan, doi voi nhung hinh thuc ky luat cua to chuc Doan co le khong lam ho ban tam, tham chi ho san sang ra khoi Doan. BCH T.U Doan khoa moi se co nhung giai phap gi cu the de giup cho can bo Doan co so hoat dong duoc hieu qua hon?

Mi Mi; Email: mi2mi99@gmail.com Cần nhìn vào sự thật...

Cần nhìn thấy và thừa nhận thực tế đau xót là Đoàn TN đã tự đánh mất vai trò, tác dụng của mình trong quần chúng thanh niên từ rất lâu rồi. Lý tưởng ư? Hoạt động bổ ích, ý nghĩa ư? Tạo sân chơi lành mạnh, tập hợp lực lượng ư?...

Nếu cho đến nay, bạn vẫn chỉ biết về Đoàn qua báo cáo, thì hãy đi thực tế các cơ sở đi: cả ở các trường học, nhà máy, công sở.... bạn sẽ có câu trả lời. Có điều bạn có dám dũng cảm thừa nhận hay không mà thôi.

Ngay cả sự kiện quan trọng là Đại hội Đoàn toàn quốc, đoàn viên thanh niên - sinh viên còn không biết, không quan tâm.... Hoạt động của Đoàn hình như chỉ có trong các loại báo cáo mà thôi...

Phung Xuan Viet; Email: hdgialam@yahoo.com.vn

Đồng chí có thể cho biết việc ưu tiên đầu tiên của BCH T.Ư Đoàn khoá IX là gì?

Vũ Duy Cường; Email: vu_duy_cuong_84@.yahoo.com.vn

ĐOÀN CƠ SỞ LÀM GÌ ĐỂ LÔI KÉO THANH NIÊN THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TRONG KHI THANH NIÊN ĐỊA PHƯƠNG ĐI LÀM VÀ HỌC XA ĐỊA PHƯƠNG?

Anh Tuan; Email: anh tuan@yahoo.com

Hien nay kinh phi hoat dong cua doan tren dia ban dan cu qua it. T.U Doan co giai phap gi de ho tro cho cac hoat dong cua Doan tai dia ban dan cu? Neu co the T.U Doan hay ho tro kinh phi hoat dong nhu MTTQ duoc khong?

Nguyễn Mạnh Hùng; Email: hdaluoi@yahoo.com

1. Chất lượng cán bộ Đoàn khu vực miền núi rất yếu. T.Ư Đoàn có thể phối hợp với Bộ GD&ĐT có chế độ cử tuyển vào Học viện Thanh thiếu niên đối với học sinh miền núi để tạo nguồn cán bộ?

2. Hoạt động Đoàn ở thôn, bản và khu dân cư còn yếu một phần do Bí thư Đoàn không có phụ cấp. Đề nghị nên có phụ cấp để đội ngũ trên để động viên họ hoàn thành công việc.

3. Hiện nay kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên của cán bộ, đoàn viên thanh niên ta yếu hơn trước. Nên chăng T.Ư Đoàn có thể nghiên cứu đưa mô hình của Hướng đạo sinh trước đây áp dụng phù hợp vào vấn đề rèn luyện kỹ năng cho ĐVTN?

4. Ngay từ khâu kết nạp đã thấy sự thiếu trân trọng tổ chức Đoàn. Đó là sổ Đoàn hiện nay hình thức xấu, nội dung thiếu phù hợp; trong khi đó sổ Đoàn lại phát hành đại trà, có khi nội dung in sai. Nên chăng thay đổi hình thức và nội dung để phù hợp với tình hình hiện nay?

Nguyen Quoc Tuan; Email: qtgh0302@gmail.com; Hà Tĩnh

Là một đoàn viên ở nông thôn tôi rất muốn đuọc tìm hiểu nhiều hon về phong trào Đoàn củng nhu cách thức để làm thế nào đuư Đoàn phát triển mạnh hơn?

Mong đồng chí cho biết phương hướng của Đoàn trong Đại hội này cho phong trào Đoàn các vùng nông thôn miền biển như địa phương chúng tôi.

Cao Hoang Hai; Email: caohoanghai0910@yahoo.com.vn Chất lượng cán bộ Đoàn hiện nay?

Theo cá nhân anh đánh giá thì hiện nay đội ngũ cán bộ Đoàn của chúng ta đã đạt được yêu cầu của thời kỳ hội nhập chưa? Tại nhiệm kỳ Đại hội Đoàn lần này chúng ta có làm quyết liệt trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Đoàn để nhằm Đại học hóa đội ngũ cán bộ hay không? Chúng ta có kiên quyết loại bỏ những cán bộ không đạt yêu cầu hay không hay vẫn để những cán bộ thiếu năng lực làm thủ lĩnh phong trào thanh niên?

Phùng Quốc Hiếu - Bí thư Đoàn trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Email: hieudhvh@yahoo.com  Nâng cao chất lượng công tác Đoàn tại cơ sở

1. Từ nhiều năm nay chúng tôi luôn trăn trở để làm sao nâng cao chất lượng công tác Đoàn tại đơn vị. Chúng tôi hiểu hoạt động Đoàn ngày nay phải thiết thực và phù hợp với nguyện vọng và mong mỏi của đoàn viên thanh niên thì mới tạo sức hút, tập hợp lực lượng.

Tuy nhiên, đôi khi nếu làm theo cách thức đó một số tổ chức khác trong đơn vị cho rằng là hình thức, chạy theo phong trào, không thực chất... Theo anh, làm thế nào để các tổ chức bộ phận khác hiểu được tâm tư nguyện vọng của tuổi trẻ để ủng hộ cho phong trào của thanh niên?

2. Là những cán bộ Đoàn đã nhiều năm tâm huyết với phong trào, chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ với các thế hệ cán bộ Đoàn cống hiến, hy sinh tuổi xuân cho công tác. Chúng tôi biết gần đây T.Ư Đoàn đã có nhiều động thái tích cực để "tìm đầu ra" cho các cán bộ Đoàn sau khi miễn nhiệm.

Tại sao T.Ư Đoàn không xây dựng văn bản cụ thể để tham mưu với tổ chức có thẩm quyền về việc sử dụng nguồn lực cán bộ Đoàn khi kết thúc nhiệm kỳ để tránh lãng phí và bổ sung nguồn lực cán bộ có kinh nghiệm quản lý và hạn chế thiệt thòi cho cán bộ đoàn tại cơ sở?

Nguyễn Huy Thưởng; Email: alicucu_andre@yahoo.com

Thưa Anh, tôi là một người bình thường, rất bình thường. Tôi đã học tập phấn đấu rất nhiều, đã là một người tham gia công tác Đoàn nhưng quả là làm công tác Đoàn hiện nay rất là khó. Đoàn đã xa rời các bạn trẻ từ rất lâu, anh có thể thấy thông tin này trên các phương tiện truyền thông.

Anh có ý kiến gì để thanh niên mong muốn và xứng đáng đứng vào hàng ngũ THANH NIÊN VIỆT NAM thế hệ mới khi có thể không có một điểm tựa tốt về tinh thần, gia đình, kinh tế?

Nguyen Thanh Tung  Ve nhan su Ban Bi thu Trung uong Doan.

So voi nhem ky truoc, so luong Uy vien BCH va Ban Thuong vu deu tang, nhung so luong Ban Bi thu lai giam, trong khi van duoc phep bau tu 5 - 7 nguoi. Thua anh, phai chang Doan ta hut hang can bo tre?

Nguyễn Bình Minh; Email: specialmatter2000@yahoo.com

Tôi nghe nói anh là cháu của nguyên Thủ tưởng Võ Văn Kiệt. Nếu có hoặc không xin anh cho biết quá trình công tác và trưởng thành của mình để đến nay trở thành một thủ lĩnh của Đoàn.

Đặng Đình Đồng; Email: mitanhson@yahoo.com.vn  Lực lượng đoàn viên, thanh niên biến động

Hiện nay tại nhiều địa phương lực lượng đoàn viên thanh niên biến động nhanh và liên tục mà lý do cơ bản nhất lại là tại các địa phương đó thiếu việc làm cho ĐVTN. Vì vậy họ tự tìm lối đi cho mình mà hầu như các cơ sở Đoàn địa phương đó không quản lý được. Là người chịu trách nhiệm cao nhất của tổ chức Đoàn theo anh cần phải làm gì để quản lý lực lượng này? T.Ư Đoàn có giải pháp gì để tạo đủ việc làm cho họ để giảm bớt tình trạng ĐVTN bỏ đi làm ăn xa?

Tôi biết rõ ĐVTN tại nông thôn rất cần vốn nhưng các nguồn hỗ trợ từ tổ chức Đoàn lại quá ít hay chưa đáp ứng được. Vậy anh có giải pháp gì để tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều hơn nguồn vốn cho thanh niên làm kinh tế và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm làm ra từ các mô hình kinh tế đó?

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

Tại chương trình Đối thoại trẻ số đầu tiên do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với báo Tiền phong tổ chức, anh Võ Văn Thưởng sẽ trao đổi thẳng thắn với thanh niên về những thành tích, cũng như những vấn đề còn tồn tại trong các phong trào của Đoàn.

Anh Thưởng sẽ lắng nghe ý kiến trực diện của thế hệ trẻ về việc Đoàn đã thực sự là người bạn đồng hành và thân thiết; đón nhận những kỳ vọng của các đoàn viên, thanh niên vào tổ chức Đoàn trong thời gian tới.

Anh Võ Văn Thưởng cũng thông báo về kết quả Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, kế hoạch hoạt động của Đoàn thời gian tới để thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của tuổi trẻ cả nước.

Trong chương trình kéo dài 60 phút, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng tâm sự về việc làm thế nào để Đoàn thực hiện tốt trách nhiệm được giao đối với thanh niên.

Ngay từ bây giờ, hãy đặt câu hỏi cho anh Võ Văn Thưởng thông qua Tiền phong Online. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi những tâm tư, nguyện vọng, hoặc hiến kế để tổ chức Đoàn luôn là bạn đồng hành tin cậy của thế hệ trẻ.

Bấm vào đây để đặt câu hỏi

MỚI - NÓNG