Những cách nấu ăn gây ung thư, nhiều người Việt đang làm hàng ngày

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Nhiều người cho rằng tự nấu ăn sẽ vô cùng an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấu ăn theo cách này, có thể khiến bạn và gia đình mắc nhiều bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm.
Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần Để tiết kiệm, nhiều người thường sử dụng dầu ăn để chiên đi chiên lại nhiều lần. Đây là một sai lầm gây hại rất nhiều cho sức khỏe, nguy cơ mắc ung thư là rất cao. Khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học của dầu sẽ bị thay đổi: Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao. Lạm dụng các món nướng
Trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư. Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Những phần thịt đã bị cháy đen chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất, vì vậy hãy loại bỏ chúng trước khi ăn.
Những cách nấu ăn gây ung thư, nhiều người Việt đang làm hàng ngày ảnh 1 Trong bất kỳ trường hợp nào, nấu lâu quá mức hoặc lửa quá to sẽ làm cho các thực phẩm thay đổi bản chất của carbohydrates và chất béo, từ đó sản sinh ra chất gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào
Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C. Nhiệt độ cao không những phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư. Nấu quá lửa, quá lâu Trong bất kỳ trường hợp nào, nấu lâu quá mức hoặc lửa quá to sẽ làm cho các thực phẩm thay đổi bản chất của carbohydrates và chất béo, từ đó sản sinh ra chất gây ung thư. Ví dụ như món canh, nếu nấu quá lâu, sôi đi sôi lại, không chỉ làm cho nhiều vitamin bị phá hỏng, mà còn làm cho hàm lượng các chất độc hại nhiều hơn và đậm đặc hơn, nấu già lửa cũng được xem là nguyên nhân gây ung thư. Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại. Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư. Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.
Những cách nấu ăn gây ung thư, nhiều người Việt đang làm hàng ngày ảnh 2 Lạp xưởng, thịt muối, thịt dăm bông (jambon) thường chứa khá nhiều muối, cholesterol và các axít béo no không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hoá lipit máu. Không nên ăn rán các thức ăn vì chúng chứa Nitrorat ammoni, nếu chiên, rán sẽ sinh ra chất gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Không lựa chọn dầu ăn phù hợp
Nhiều người nghĩ rằng tất cả các dầu ăn trên thị trường đều giống nhau. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, các thương hiệu kém uy tín hoặc dầu ăn tự làm được bán giá rẻ thường khả năng cao được tạo ra từ nguyên liệu bẩn, mốc không đảm bảo. Chúng chứa rất nhiều aflatoxin là chất gây ung thư số 1 cho cơ thể. Đậy nắp lại khi nấu món xào Để thực phẩm nhanh chín và mềm hơn các bà nội trợ thường đậy kín vung nồi khi chế biến món xào. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình. Khi nấu dù bạn cẩn thận đến mấy cũng không tránh được việc sản sinh ra lượng khói lớn - quá trình của việc đun nấu dầu và thức ăn ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khói dầu gây hại cho sức khỏe không khác gì khói thuốc lá, nếu hít nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu. Về lâu dài có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Để hạn chế điều này bạn hãy tập thói quen mở nắp vung nồi khi đun nấu, phòng bếp cũng cần được thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi.
Những cách nấu ăn gây ung thư, nhiều người Việt đang làm hàng ngày ảnh 3 Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C. Nhiệt độ cao không những phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Chiên giòn khoai tây và các thực phẩm nhiều tinh bột Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,... khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide - chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng. Sử dụng nồi, chảo chống dính ở nhiệt độ cao Nồi, chảo có chất chống dính rất tiện ích khi nấu ăn. Ở nhiệt độ thường các chất chống dính này không gây hại cho sức khỏe, nhưng khi bị làm nóng từ 300 độ C - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride nguyên nhân của ung thư. Khi sử dụng nồi, chảo chống dính cũng không nên dùng các dụng cụ bằng kim loại để khuấy, đảo hoặc cọ rửa vì vô tình sẽ làm xước bề mặt chống dính làm cho chất chống dính bị trộn lẫn vào thức ăn gây hại cho sức khỏe. Lạp xưởng, thịt muối, dăm bông làm chín bằng cách chiên, rán
Lạp xưởng, thịt muối, thịt dăm bông (jambon) thường chứa khá nhiều muối, cholesterol và các axít béo no không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hoá lipit máu. Không nên ăn rán các thức ăn vì chúng chứa Nitrorat ammoni, nếu chiên, rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.