Nhu cầu rút tiền ATM tiêu Tết giảm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo thông tin của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch đã giảm xuống còn 6,5% vào cuối năm 2022, thấp hơn một nửa so với năm 2021. Các ngân hàng cũng thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo giao dịch cuối năm thông suốt, tránh tắc nghẽn.

NAPAS cho biết, hoạt động thanh toán điện tử tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021.

Nhu cầu rút tiền ATM tiêu Tết giảm ảnh 1

Rút tiền mặt giảm tại các cây ATM giảm.

Đáng chú ý, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021 xuống mức 6,56% của năm 2022. Theo đó, con số tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt hiện nay chỉ bằng 1/4 so với cách đây 2 năm.

Cũng qua ghi nhận từ NAPAS, 1 tuần trước Tết Nguyên đán, tại một số thời điểm đã phát sinh tình trạng ngân hàng xử lý chưa được đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.

NAPAS đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên để triển khai các giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong những năm gần đây, trước việc giao dịch trên Mobile Banking tăng mạnh, các nhà băng đã tập trung nâng cấp hạ tầng công nghệ để đáp ứng được những giai đoạn cao điểm (có nhiều khách hàng cùng truy cập một lúc).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.