Hà Nội:

Nhóm cán bộ thôn vào tù vì cho thuê đất trái phép

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
TPO - Ngày 30/10, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm các cựu cán bộ thôn Trát Cầu (xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Các bị cáo gồm Đỗ Duy Khang (SN 1960), Lê Văn Mộ (SN 1947), Hồng Quang Tuấn (SN 1964), Đỗ Văn Châm (SN 1971), Lê Văn Khoa (SN 1979), Lê Văn Chung (SN 1948), đều thuộc Đội 8, thôn Trát Cầu.

Trước đó, tháng 4/2017, TAND huyện Thường Tín xét xử sơ thẩm, phạt Đỗ Duy Châm 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Cùng tội danh, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù. Các bị cáo kháng cáo kêu oan.

Nội dung vụ án cho thấy, do cần tiền xây dựng cơ sở vật chất cho thôn, từ 2010 đến 2011, Đỗ Duy Châm với tư cách Bí thư Chi bộ Đội 8 và Đỗ Duy Khang – Trưởng cụm dân cư đã tổ chức họp chi bộ, ra chủ trương và báo cáo UBND xã Tiền Phong cho thanh lý nhà văn hóa cũ; cho thuê đất lâu dài tại một số khu đất xen kẹt gần sông Nhuệ.

Tổng cộng, các bị cáo đã 3 lần tiến hành cho thuê đất trái thẩm quyền diện tích hơn 1.400 m2, thu hơn 6,5 tỉ đồng từ. Cơ quan tố tụng cho rằng việc này là bán đất công trái phép.

Tại tòa, các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội như án sơ thẩm xác định. Tuy nhiên, họ kêu oan vì cho rằng mình không phải đối tượng có chức vụ, quyền hạn để lạm dụng; tiền thu về được dùng xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, không bị ai chiếm đoạt.

Ngược lại, TAND TP Hà Nội cho rằng bản án sơ thẩm đã xử đúng người, đúng tội nhưng hình phạt có phần nghiêm khắc nên quyết định giảm một phần hình phạt cho các bị cáo.

Trên cơ sở đó, tòa phúc thẩm quyết định tuyên phạt Đỗ Duy Khang 30 tháng tù;  Đỗ Huy Châm 3 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 20 tháng tù đến 24 tháng tù giam. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.