TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, khu phố tập trung cộng đồng người Hàn ở Hà Nội trở nên lặng lẽ, nhiều quán ăn vắng khách, thậm chí đóng cửa, người dân sinh hoạt tại khu vực trên đều với khẩu trang kín mít.
Theo thống kê tình hình dịch bệnh Covid-19 từ Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, tại Hàn Quốc có 602 ca nhiễm dương tính với virus corona, đã có 7 người tử vong biến đất nước xứ sở kim chi thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
Tại Việt Nam những năm gần đây, người Hàn Quốc sang ngày một đông, chủ yếu theo công ty, tập đoàn lớn. Ở Hà Nội, những người từ xứ sở kim chi tập trung ở khu Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình - Sông Đà, đường Trần Duy Hưng, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Ngân... những con phố được mệnh danh là phố Hàn Quốc ở Việt Nam.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 23/2 của thành phố Hà Nội, theo báo cáo của lãnh đạo quận Nam Từ Liêm, trên địa bàn quận hiện có 11.172 người nước ngoài sinh sống, trong đó có 9.127 người Hàn Quốc. “Trong đó tạm trú dài hạn là 8.166 người, ngắn hạn là 961 người. Họ sống rải rác ở 10 phường, nhưng tập trung chủ yếu ở phường Mỹ Đình 1 (3.173 người) và phường Mễ Trì (4.364 người)”, đại diện quận Nam Từ Liêm nói.
Ghi nhận của PV, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, khu phố Hàn Quốc này trở nên vắng vẻ, đìu hiu, hàng quán xung quanh ảm đạm, vắng thực khách, thậm chí đóng cửa. Người Hàn Quốc sinh hoạt quanh khu vực trên đều với chiếc khẩu trang kín mít, ngay cả khi giao tiếp, uống cà phê.
Tại khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (Hà Nội), nơi tập trung rất nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là giới tri thức, thượng lưu trở nên vắng vẻ, ảm đạm trong những ngày này với tình hình diễn biến phức tạp dịch Covid-19.
Theo ghi nhận của PV, các con phố đều đồng loạt vắng người so với bình thường.
Tại khu vực này có rất nhiều cửa hàng sang trọng phục vụ riêng cho người Hàn Quốc, từ các quán ăn, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đến các trường học quốc tế.
Thay vì sôi động nhộn nhịp, các cửa hàng ở đây đều chịu cảnh ảm đạm vắng thực khách ngay cả những lúc cao điểm nhất.
Bên ngoài cửa hàng đều có những biển cảnh báo cùng với đó là nước rửa tay khô.
Siêu thị lớn tại khu đô thị Mỹ Đình dành riêng cho người Hàn chịu cảnh "vắng như chùa Bà Đanh".
Những người Hàn Quốc khi ra ngoài đều với khẩu trang kín mặt.
Diễn biến phực tạp của dịch tễ khiến sinh hoạt của những người Hàn Quốc ở đây trở nên khó khăn hơn.
Khách hàng ngồi tại cửa hàng cà phê giao tiếp qua chiếc khẩu trang.
Tại khu vực Keangnam (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nơi tập trung nhiều người Hàn Quốc sống và làm việc cũng chịu cảnh ảm đạm, thuơ thớt.
Tương tự, những người sinh hoạt xung quanh khu vực trên đều bịp kín mặt bằng chiếc khẩu trang.
Các nhà hàng ăn, quán massage... chủ yếu phục vụ cho người Hàn gần khu vực trên đều đồng loạt vắng bóng khách.
Thậm chí nhiều cửa hàng còn đóng cửa.
Nhiều cửa hàng chuẩn bị nước khử trùng để phòng dịch Covid-19.
Các cửa hàng Hàn Quốc trên các con phố như Nguyễn Thị Định, Hoàng Đạo Thúy...đều chịu cảnh ảm đạm
quán mì Hàn Quốc trên phố Trần Duy Hưng không một bóng người mặc dù trong giờ nghỉ trưa.
TPO - Ngày 11/9, trao đổi với Báo Tiền Phong, ông Vũ Công Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) cho biết, đến chiều 11/9 nước sông Bùi đã dâng cao, tràn vào một số thôn, xóm trong xã.
TPO - Chiều 11/9, Sở GTVT Hà Nội có thông báo cấm phương tiện tàu thuyền hoạt động trên các tuyến đường thủy hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến, Hồ Suối Hai...