Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Số lượng và sự phân bổ nguyện vọng giữa các nhóm ngành trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 phần nào đã cho thấy những triển vọng nghề nghiệp cũng như xu hướng chọn ngành, chọn nghề của Gen Z. Hội teen 10 và 11 cần nắm chắc những lưu ý gì để chọn trường, chọn ngành phù hợp?

Những nhóm ngành quen thuộc hút thí sinh

Theo thống kê của Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi kết thúc thời điểm đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2021, trên hệ thống đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 với 3,8 triệu nguyện vọng. Số liệu về đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh cho thấy có sự phân hoá mạnh mẽ giữa các ngành nghề được thí sinh lựa chọn.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 1

Theo đó, nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng nguyện vọng đăng ký nhiều nhất với hơn 1,2 triệu nguyện vọng (chiếm tới 33% tổng số lượng nguyện vọng). Đứng thứ hai là nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin với hơn 346.000 nguyện vọng đăng ký (chiếm 9% tổng số lượng nguyện vọng).

Bên cạnh đó, theo Vụ Giáo dục Đại học, để đánh giá tình hình, xu hướng đăng ký ngành 2021, phải căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1 (NV1) vì nó thể hiện ngành mong muốn, lựa chọn đầu tiên của các thí sinh.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 2

Lĩnh vực công nghệ có liên quan cuộc Cách mạng 4.0 nên học sinh đăng ký nhiều.

Với cách đánh giá này, những ngành có tỉ lệ thí sinh đăng ký NV1 so với chỉ tiêu cao nhất năm nay là: An ninh Quốc phòng (số nguyện vọng 1 gấp 5,6 lần số chỉ tiêu); Báo chí và Thông tin (số nguyện vọng 1 gấp 3,1 lần số chỉ tiêu). Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý tuy chỉ đứng thứ 6, nhưng lại có số nguyện vọng đăng ký nhiều nhất, chỉ ra rằng nhóm ngành này được nhiều thí sinh lựa chọn nếu trượt NV1.

Ngành hot có mang lại rủi ro lớn?

Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) cho rằng, việc thí sinh đăng ký tập trung vào 1 số nhóm ngành không nên hiểu là lệch. Điều này thể hiện xu hướng nghề nghiệp của năm, giai đoạn đó (là ngành hot, thu nhập đang cao), thể hiện nguyện vọng của thí sinh và một phần nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động, của nền kinh tế. Về nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý, đây là những ngành dễ học, nhiều trường dạy, ra trường cũng làm đa dạng ngành nghề.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 3

Ngành Báo chí - Truyền hình hot bởi sinh viên ra trường có cơ hội sáng tạo, năng động.

Dù vậy, lựa chọn những ngành nghề xu hướng cũng khiến các bạn thí sinh phải đối mặt với rủi ro lớn hơn, bởi các ngành nghề này có mức độ cạnh tranh cao. Chẳng hạn như ngành Khoa học Máy tính của trường Đại học Bách khoa, teen cần đạt gần 10 điểm mỗi môn mới có thể thi đỗ.

Bạn Phương Ngân (THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình) chia sẻ: “Thực sự thì mĩnh cũng khá lo lắng khi số lượng nguyện vọng năm nay nhiều như vậy. Chỉ tính trong lớp mình thôi, bọn mình bị trùng nguyện vọng ngành, trường với nhau khá nhiều, mức độ cạnh tranh tăng lên khiến ai cũng áp lực hơn cho kỳ thi sắp tới”.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 4

Theo đuổi xu hướng, vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường cũng là điều đáng lo ngại.

Tuy nhiên, với những ngành hot, teen cũng có mối lo riêng. Trong quá khứ đã từng có thời gian thí sinh đổ dồn vào ngành Điều dưỡng. Hệ quả là có thời điểm dư thừa nhân lực ở ngành này, đặc biệt là điều dưỡng theo hướng xuất khẩu lao động, trong khi nhiều ngành nghề khác rất cần nhân lực mà không tuyển dụng được. Bên cạnh đó, nhiều teen mong muốn theo học những ngành hot mà không đúng với năng lực, sở trường của mình sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc. Khi ra trường, thậm chí sẽ phải theo học một ngành nghề khác.

Dựa vào gì để chọn ngành?

Bạn Như Quỳnh (Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội) chia sẻ: “Theo mình thì trước khi chọn nghề nghiệp, chọn trường nên cân nhắc giữa sự yêu thích và năng lực của bản thân. Vì ví dụ như bạn sợ máu mà lại quyết học Y cho bằng được thì cũng sẽ rất khó khăn. Đồng ý là chúng mình nên làm những thứ bản thân thích để sống vui vẻ, nhưng nếu không đáp ứng đủ điều kiện về năng lực, thể chất thì cũng không thể tạo ra giá trị cho với nghề nghiệp đó được”.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 5

Bạn nên tìm hiểu kỹ triển vọng nghề nghiệp trong xã hội.

Teen cần xác định rõ yêu cầu nguồn nhân lực hiện tại của xã hội là gì, tránh chạy theo tâm lý đám đông. Ví dụ như ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu nguồn nhân lực tăng nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực này luôn thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Bởi hiện tại, các trường đào tạo ngành này ở Việt Nam được đánh giá khó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về nguồn cung nhân lực chất lượng cao trong tương lai gần.

Ngoài ra, xu hướng các ngành nghề hiện tại đều phát triển dựa trên nền tảng truyền thống nhưng gắn liền với công nghệ và khoa học. Bởi vậy, teen cần chủ động trau dồi kiến thức, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và sự sáng tạo để đáp ứng yêu cầu ngành nghề mình lựa chọn.

Nhìn toàn cảnh "cuộc chiến" nguyện vọng của sĩ tử năm nay, teen 2K4 cần rút ra điều gì? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

HHT - Trong không khí tưng bừng hướng tới Ngày sách và Bản quyền thế giới lần thứ 29, Ngày sách Việt Nam lần thứ 11 và để các em học sinh có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, trường Tiểu học CLC Tràng An đã tổ chức Ngày hội Sách và STEM năm 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Tự tin tỏa sáng”.
Đường Lên Đỉnh Olympia: Nam sinh Thừa Thiên Huế chiến thắng sau màn rượt đuổi tỉ số

Đường Lên Đỉnh Olympia: Nam sinh Thừa Thiên Huế chiến thắng sau màn rượt đuổi tỉ số

HHT - Cuộc thi Tuần mở màn cho Quý 3 của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia, khán giả tiếp tục được chứng kiến màn so tài tỉ số giữa các thí sinh, đặc biệt là hai đại diện Huỳnh Dương Hải Long (THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) và Võ Quang Phú Đức (trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Thừa Thiên Huế).