Nhiều vụ án hình sự đất đai liên quan cán bộ chức vụ cao

0:00 / 0:00
0:00
Toàn cảnh Hội thảo: “Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai”.
Toàn cảnh Hội thảo: “Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai”.
TPO - Các vụ án hình sự liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng, động cơ, mục đích phạm tội rất phức tạp. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người, trong đó có cả cán bộ có chức vụ cao, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và niềm tin của xã hội đối với Đảng và Nhà nước.

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức Hội thảo “Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai”.

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết, sau hơn 9 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới", tình trạng vi phạm chính sách pháp luật đất đai còn diễn ra phổ biến, phức tạp.

Vi phạm phổ biến là: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định, không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, không đảm bảo quyền lợi người có đất bị thu hồi.

Từ năm 2013 đến nay, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm trên 60%. Các vụ án hình sự liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng, động cơ, mục đích phạm tội rất phức tạp, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của Nhà nước.

Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến đất đai chiếm 75% tổng số các vụ án Toà án Nhân dân Tối cao thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (trong đó, số vụ đã giải quyết chiếm 83,49%). Các vụ án hình sự liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng, động cơ, mục đích phạm tội rất phức tạp. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người, trong đó có cả cán bộ có chức vụ cao, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và niềm tin của xã hội đối với Đảng và Nhà nước.

Phát biểu, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao lưu ý một số vấn đề đối với việc xây dựng, sửa đổi bổ sung Luật Đất đai.

Theo đó, ông Bình lưu ý phải hoàn thiện hệ thống pháp luật chủ đạo là Luật Đất đai và hệ thống pháp luật liên quan: phải đơn giản, tiện ích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi; đồng bộ thống nhất với Hiến pháp, với các đạo luật, khắc phục xung đột, chồng chéo; bổ sung những khoảng trống chưa được điều chỉnh. Luật Đất đai phải tạo ra hành lang pháp lý chống được vi phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, đấu giá, đấu thầu. Đặc biệt, phải đảm bảo quyền, lợi ích người dân theo nguyên tắc thị trường.

Cùng đó, tổ chức thực hiện các luật hiện hành, đặc biệt thực thi Luật Đất đai phải bảo đảm đầy đủ, nghiêm chỉnh hơn, tránh dự án giao rồi thành dự án treo, làm lãng phí nguồn lực; tăng cường thanh tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm, tội phạm; nghiên cứu, tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật về đất đai một cách chuyên nghiệp hơn, đồng bộ hơn, trong đó có Tòa án về đất đai, cơ quan Thanh tra về đất đai.

Cuối cùng, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai: về đăng ký tài sản, cơ sở dữ liệu quốc gia, kiểm soát tài sản...

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.